Chuyên gia "mách nước" ông Biden cách ứng phó Trung Quốc

14:32 | 11/03/2021

Người có 50 năm kinh nghiệm đàm phán ở châu Á tuyên bố có thể đảm bảo với Tổng thống Biden về việc, nếu gắn kết với các đồng minh đồng nghĩa với việc có thêm nhiều cuộc đàm phán hơn.
Thủ tướng Armenia chê tên lửa Iskander, chuyên gia Nga lập tức phản bác Thủ tướng Armenia chê tên lửa Iskander, chuyên gia Nga lập tức phản bác
Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực, khẳng định sẽ không nắm quyền lâu Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực, khẳng định sẽ không nắm quyền lâu

Trong Kế hoạch 5 năm công bố năm 2015, Bắc Kinh đã công bố chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025", nhằm sử dụng chính sách công nghiệp để đạt được sự thống trị của nước này trong các lĩnh vực công nghệ cao như máy bay, chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Đây là lời giải thích tuyệt vời về cái có thể được gọi là "toàn cầu hóa mang các đặc trưng riêng của Trung Quốc".

Để đối phó, Robert Lighthizer - Đại diện thương mại Mỹ trong chính quyền cựu Tổng thống Trump từng thử thay đổi cách tiếp cận, thách thức Trung Quốc bằng hàng rào thuế quan và các biện pháp khác. Dù dư luận có thể còn tranh cãi về sự thành công của cách tiếp cận này nhưng điều cần phải thấy rõ là, bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái gắn kết Mỹ với Trung Quốc đều dẫn đến bế tắc.

Chuyên gia
Tổng thống Biden. Ảnh: AP

Là một người có 50 năm kinh nghiệm đàm phán ở châu Á, ông Prestowitz tuyên bố có thể đảm bảo với Tổng thống Biden về việc, nếu gắn kết với các đồng minh đồng nghĩa với việc có thêm nhiều cuộc đàm phán hơn, và mục tiêu là nhằm cố gắng thuyết phục Bắc Kinh thay đổi các chính sách và hành xử, chúng sẽ hoàn toàn lãng phí thời gian.

Ông Prestowitz trích dẫn ví dụ về việc Bắc Kinh hiện cắt giảm nhập khẩu từ Australia, bao gồm than đá, lúa mạch, tôm hùm và rượu vang. Đây là động thái của Bắc Kinh nhằm trả đũa lời kêu gọi của Thủ tướng Australia Scott Morrison về một cuộc điều tra quốc tế đối với nguồn gốc virus gây đại dịch Covid-19.

Theo tác giả cuốn "Thế giới đảo lộn: Mỹ, Trung Quốc và cuộc đấu tranh giành vị trí lãnh đạo toàn cầu", hành động này của Bắc Kinh hoàn toàn vi phạm các quy định của WTO và các hiệp định thương mại khác. Song, Bắc Kinh biết họ là bạn hàng lớn nhất của Australia và họ đang sử dụng sự dễ bị tổn thương của Australia để "dạy cho nước này một bài học chính trị".

Và một giải pháp cụ thể là, Washington và các đồng minh nên thành lập một liên đoàn để bù đắp doanh số xuất khẩu bị giảm sút của Australia thông qua mua hàng. Đây không phải hoạt động từ thiện vì rượu vang Australia rất ngon và sẽ dễ dàng tìm được khách mua ngoài Trung Quốc.

Ở quy mô lớn hơn, Mỹ và phần còn lại của thế giới tự do cần phải giảm đáng kể sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, tránh kiểu bị cưỡng ép như Australia đang phải hứng chịu cũng như duy trì khả năng sản xuất và sáng tạo của riêng họ.

Tổng thống Biden được khuyên nên bắt chước Trung Quốc áp dụng dự án “Sản xuất ở thế giới tự do năm 2030” và mời các đồng minh của Washington cùng tham gia để đảm bảo vị thế dẫn đầu của Mỹ và thế giới tự do trong đổi mới cũng như sản xuất của các ngành công nghệ thiết yếu trong tương lai. Sản xuất tại Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản và các nơi khác trong thế giới tự do cần trở thành mục tiêu quan trọng đầu tiên.

Ông Prestowitz cho rằng, những người ủng hộ thương mại tự do và sự thiết lập toàn cầu hóa chắc chắn sẽ phản đối cách tiếp cận trên. Tuy nhiên, khi tính tổng các chi phí thì các chuỗi cung ứng toàn cầu thường không phải là giải pháp kinh tế tốt nhất.

Theo ông Prestowitz, Washington có thể thực hiện các chương trình tương tự như trước kỷ nguyên "thuê ngoài" và “siêu toàn cầu hóa”, chẳng hạn như dự án Công nghệ sản xuất chất bán dẫn (SEMATECH) đã giúp hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ vào cuối những năm 1980. Chương trình hiệu quả vào thời điểm đó và không có lý do gì để nó không phát huy tác dụng ngày hôm nay. Song, lần này, thay vì giới hạn trong ngành bán dẫn, chương trình có thể được mở rộng sang các ngành như robot học, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học.

Về AI, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu, nhưng Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng nhờ vào luồng dữ liệu khổng lồ do dân số đông nhất thế giới của nước này tạo ra. Để bắt kịp lợi thế đó, Mỹ có thể xây dựng các dự án chung với EU, Ấn Độ và các quốc gia khác đồng ý chia sẻ dữ liệu ở các mức độ nhất định.

Thị trường EU, Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều thiết lập thương mại tự do giữa các quốc gia dân chủ. Chúng có thể được kết hợp thành một “Hiệp định Thương mại tự do của thế giới tự do” khổng lồ, vượt qua bất cứ thứ gì Trung Quốc có thể đạt được. Điều này không khó để đạt được nếu Washington thể hiện vai trò lãnh đạo, có các mục tiêu rõ ràng và liên minh với các chính phủ khác.

Tóm lại, ông Prestowitz cho rằng, Tổng thống Biden và các đồng minh nên ngưng hỏi làm thế nào để có thể thay đổi Trung Quốc. Thay vào đó, họ cần giải đáp câu hỏi thế giới tự do có thể tự tổ chức để đối đầu với Bắc Kinh ra sao.

Phó Tổng thống Harris lần đầu sử dụng quyền lực ở Thượng viện, giúp ông Biden đạt được bước tiến lớn Phó Tổng thống Harris lần đầu sử dụng quyền lực ở Thượng viện, giúp ông Biden đạt được bước tiến lớn
Ông Biden nhận định Trung Quốc là Ông Biden nhận định Trung Quốc là "đối thủ đáng gờm nhất" của Mỹ

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-gia-mach-nuoc-ong-biden-cach-ung-pho-trung-quoc-133307.html

In bài viết