Mỹ cân nhắc ngừng dự án pháo siêu xa tầm bắn hơn 1600km

14:31 | 11/03/2021

Quyết định cuối cùng về việc có thực hiện chương trình này hay không vẫn chưa được đưa Lầu Năm Góc đưa ra.
Mỹ cân nhắc duy trì Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Đồi Capitol theo yêu cầu của cảnh sát Mỹ cân nhắc duy trì Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Đồi Capitol theo yêu cầu của cảnh sát
Mỹ cân nhắc thiết lập hệ thống tên lửa ứng phó Trung Quốc Mỹ cân nhắc thiết lập hệ thống tên lửa ứng phó Trung Quốc

Thông tin về số phận của Dự án Pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có thể bắn tới Moscow của Mỹ đã được Tướng John Rafferty - người phụ trách phát triển các dự án pháo binh chính xác tầm xa của Lầu Năm Góc cho biết.

"Quyết định cuối cùng về việc có thực hiện chương trình này hay không vẫn chưa được đưa Lầu Năm Góc đưa ra bởi dự án có thể được coi là canh bạc lớn mà trong đó có thể thắng mà khả năng thất bại cũng rất cao.

Mỹ cân nhắc ngừng dự án pháo siêu xa tầm bắn hơn 1600km
Pháo tự hành Mỹ. Ảnh: Internet

Được biết, dự luật chính sách quốc phòng Mỹ năm 2021 đã yêu cầu Viện hàn lâm khoa học quốc gia nghiên cứu và đánh giá tính khả thi về khẩu pháo. Kết luận cuối cùng có thể được đưa ra trong tháng tới. Từ kết luận này giúp cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác để Bộ Tư lệnh tương lai của Quân đội Mỹ xem xét, đánh giá dự án và tính khả thi của nó để từ đó có nên tiếp tục theo đuổi hay không".

Mặc dù kết luận cuối cùng vẫn chưa được Mỹ đưa ra nhưng ngay trong giới quân sự nước này cũng không tin vào dự án và khả năng thành công của việc sản xuất được những khẩu pháo bắn siêu xa như vậy.

Ngay khi thông tin về dự án SLRC được tiết lộ, tờ Popular Mechanics của Mỹ đã viết về các đặc điểm được tính toán của dự án SLRC. Người ta cho rằng khẩu pháo có thể bắn một viên đạn đi ở khoảng cách 1.850 km. Cự ly này sẽ là một ưu thế vô cùng lớn.

Cụ thể, một là, với phương án trên bộ, pháo có thể được đặt ở vị trí các đồng minh Ba Lan và các nước vùng Baltic. Từ hậu phương kiên cố, chúng sẽ bắn vào các tuyến phòng thủ của địch (Nga) vào chiều sâu tối đa, khai thông khoảng trống để cho các đội hình bộ binh đột phá.

Hai là, trong phiên bản hải quân, pháo SLRC sẽ cho phép hồi sinh một lớp tàu bị lãng quên giống như thiết giáp hạm. Tạp chí Popular Mechanics kể lại rằng trong Thế chiến II, Mỹ đã bắt đầu đóng các thiết giáp hạm lớp Montana được trang bị pháo tầm xa.

Tuy nhiên, không một con tàu nào được hoàn thành, vì cuộc giao tranh trên đại dương cho thấy các thiết giáp hạm bất lực trước không quân, thời của những pháo đài nổi đã qua.

Và trong trường hợp quyết định ngừng chương trình siêu pháo tầm xa được Lầu Năm Góc đưa ra, những nhận định của giới quân sự Nga về tính thiếu khả thi của dự án này là hoàn toàn chính xác.

Ông Trump cân nhắc tự ân xá cho bản thân? Ông Trump cân nhắc tự ân xá cho bản thân?
Lục quân Mỹ khoe siêu pháo tăng tầm, diệt gọn mục tiêu xa tới 70 km Lục quân Mỹ khoe siêu pháo tăng tầm, diệt gọn mục tiêu xa tới 70 km

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-can-nhac-ngung-du-an-phao-sieu-xa-tam-ban-hon-1600km-133305.html

In bài viết