Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026: Thắng lợi mới của nhân dân Venezuela

11:03 | 21/04/2021

Cách mạng Venezuela giành thắng lợi và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI không phải bằng con đường bạo lực như các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX, mà bằng con đường dân chủ, nghị trường. Bởi vậy, bầu cử, trưng cầu dân ý... trở thành mặt trận đấu tranh; hòm phiếu, lá phiếu, cử tri... trở thành vũ khí chiến đấu thường xuyên, thường trực hàng đầu.
Sự nghiệp cách mạng cùng tư tưởng lớn lao của Tổng Tư lệnh Hugo Chávez vẫn còn nguyên giá trị Sự nghiệp cách mạng cùng tư tưởng lớn lao của Tổng Tư lệnh Hugo Chávez vẫn còn nguyên giá trị
Mới đây, tại Hà Nội, Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam đã tổ chức Kỷ niệm 8 năm ngày mất của Tổng Tư lệnh Hugo Chávez (05/3/2013-05/3/2021).
Đẩy mạnh hoạt động các Hội hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Venezuela Đẩy mạnh hoạt động các Hội hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Venezuela
Ngày 5/3/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Bolivariana de Venezuela Jorge Arreaza để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Ngày 5 tháng 1 năm 2021 vừa qua, Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức tuyên thệ và đi vào hoạt động như cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân Venezuela. Trước đó và tiếp theo, vẫn là một cuộc chiến đấu không chỉ giữa phe thắng cử và phe thất cử, mà là giữa các lực lượng, khuynh hướng chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội đối lập nhau rất phức tạp.

Ngày 7 tháng 12 năm 2020, Venezuela tổ chức bầu cử Quốc hội. Với 69% số phiếu ủng hộ, Khối Tổ quốc rộng lớn (Gran Polo Patriotico - GPP), hạt nhân là Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela và các liên minh chính trị - xã hội theo tư tưởng Chávez, đã giành thắng lợi và chiếm đa số áp đảo trong cơ quan quyền lực lập pháp tối cao sẽ chính thức hoạt động từ ngày 5 tháng 1 năm 2021. Đây là lần thứ 21 các lực lượng cách mạng giành chiến thắng trước các lực lượng đối lập trong tổng số 25 lần bầu cử, trưng cầu dân ý đã được triển khai trong hơn 20 năm qua.

Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026: Thắng lợi mới của nhân dân Venezuela
Người dân Venezuela tại một điểm bỏ phiếu bầu cử Quốc hội ở thủ đô Caracas.

Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2020 thật sự là cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa nền cộng hòa của nhân dân và các lực lượng tư bản đế quốc, chống đối, thù địch cả trong nước và quốc tế; giữa chủ quyền quốc gia và âm mưu can thiệp ngoại bang:

Một là, đây là cuộc bầu cử được triển khai trong bối cảnh tồn tại song song 2 Quốc hội và 2 Tổng thống. Tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015, các lực lượng đối lập giành thắng lợi, thủ lĩnh của họ là Juan Guaidó lên làm Chủ tịch Quốc hội, mà theo Hiến pháp sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Trước sự vi phạm của Quốc hội này đối với nhiều điều hiến định, nên Tòa án Tối cao Venezuela tuyên bố xóa bỏ mọi chức năng, quyền hạn của nó. Ngày 30 tháng 7 năm 2017, Venezuela tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến: các lực lượng cách mạng giành chiến thắng áp đảo và ngày 4 tháng 8 năm 2017, Quốc hội Lập hiến chính thức hoạt động theo đúng quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa. Trong 5 năm qua, cuộc chiến đấu giữa cách mạng và phản cách mạng được diễn ra một cách rất đặc thù giữa Quốc hội Lập hiến và Quốc hội (lập pháp). Đỉnh điểm của nó là hành động tự phong của thủ lĩnh Juan Guaidó làm Tổng thống nước Cộng hòa Venezuela, mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro được dân bầu theo luật định và có đầy đủ sự công nhận của cộng đồng quốc tế vẫn đang tại vị với chức danh chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Bô-li-va Venezuela.

Hai là, đối kháng giữa cách mạng và phản cách mạng trong nước được thể hiện thành sự phân tuyến trong cộng đồng quốc tế. Một bên là đông đảo các quốc gia dân tộc thành viên Liên hợp quốc, các lực lượng tiến bộ, có lương tri trên thế giới ủng hộ chính quyền được nhân dân bầu ra thông qua tổng tuyển cử dân chủ, có giám sát quốc tế, được quốc tế thừa nhận, hoạt động theo đúng Hiến pháp và các chuẩn mực chung. Một bên là chính quyền Mỹ, một số đồng minh phương Tây, một số chính phủ, tổ chức cực hữu Mỹ La tinh và các lực lượng chống đối, thù địch kiên quyết không chấp nhận một chính quyền cách mạng theo con đường chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

Ba là, đời sống kinh tế - xã hội Venezuela trong 5 năm qua gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn xã hội diễn biến phức tạp mặc dù chính quyền cách mạng đã hết sức cố gắng, có nhiều chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp. Như nạn nhân của chiến tranh phá hoại kinh tế do chính quyền Mỹ và các thế lực tư bản đế quốc, cực hữu tiến hành, cộng thêm với đại dịch COVID-19, đời sống kinh tế và các hoạt động sản xuất - kinh doanh Venezuela bị đứt gãy, đình đốn nghiêm trọng. Khan hiếm, thiếu thốn hàng hóa tiêu dùng, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị...ngày càng gay gắt, chạm đáy. Cả triệu người Venezuela đã di cư ra nước ngoài kiếm sống. An ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội bắt đầu có biểu hiện đáng lo ngại. Thật khó tìm được trong thế giới đương đại một ví dụ điển hình hơn Venezuela như nạn nhân của bạo lực kinh tế mà chủ nghĩa tư bản đế quốc đang áp dụng ngày nay.

Bốn là, cuộc bầu cử Quốc hội lần này có số lượng cử tri không đi bỏ phiếu khá cao, gần 69%. Đây là tâm điểm của cuộc chiến hậu bầu cử. Phe đối lập do Juan Guaidó cầm đầu coi đây là dấu hiệu nhân dân tẩy chay cuộc bầu cử. Mặc dù không mấy bận tâm vì phải tập trung kiện toàn bộ máy Quốc hội từ sau lần thất bại năm 2015, lực lượng thắng cử lại có cách giải thích riêng. Như thông lệ, trong mọi cuộc bầu cử ở Venezuela đều có khoảng 25% số lượng cử tri không đi bỏ phiếu, cộng với khoảng 15-20% khác là dân di cư đang sinh sống ở nước ngoài không có quyền bỏ phiếu theo quy định của luật bầu cử. Số lượng còn lại, từ 25 đến 30% cử tri không đi bỏ phiếu cũng không hoàn toàn là các phần tử chống đối chính quyền đương nhiệm, mà là số cử tri tẩy chay mọi đảng phái, tổ chức chính trị nói chung. Cuối cùng, cũng không thể bỏ qua hoàn cảnh khó khăn, khan hiếm xăng dầu khiến cho khá nhiều cử tri ở các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đến các điểm bầu cử để thực hiện quyền công dân cao quý của mình.

Lực lượng cách mạng theo tư tưởng Chavez chiếm đa số trong Quốc hội mới, có lý do ăn mừng chiến thắng vì sau 5 năm đấu tranh gay cấn nay đã giành lại được quyền lực lập pháp, như bước tiến quan trọng cho quá trình tái thể chế hóa đất nước sắp tới. Trong danh sách các đại biểu Quốc hội mới, có nhiều nhà lãnh đạo quen thuộc như Diosdado Cabello, Cilia Flores, Jorge Rodríguez, Tania Díaz..., nhiều nhân vật đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, nhiều đại biểu phụ nữ, thanh niên ở cơ sở. Vấn đề hàng đầu đặt ra là lực lượng thắng cử và các nghị sĩ đối lập chiếm 22% sẽ đấu tranh và hợp tác với nhau như thế nào để tái lập lại một Quốc hội duy nhất cho đất nước sau vài năm thật sự chia rẽ với sự tồn tại của hai Quốc hội đối lập, không công nhận nhau ?

Như dự đoán, kết quả bầu cử mặc dù rất khách quan, minh bạch nhưng đã bị chính quyền Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Colombia và các quốc gia thành viên Nhóm Lima phủ nhận. Tuy nhiên, không ít nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu là Cựu Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, người đã đến Venezuela với tư cách quan sát viên quốc tế, đã lớn tiếng thừa nhận tính khách quan của cuộc bầu cử và kêu gọi Liên minh châu Âu phải thay đổi chiến lược với quốc gia Nam Mỹ này.

Tuy thất bại thảm hại trên chính trường, nhưng Tổng thống tự phong Juan Guaidó vẫn tìm mọi chiêu bài kéo dài hoạt động của Quốc hội khóa cũ (2016-2021). Yêu sách hàng đầu của lãnh tụ phe đối lập này là xác lập thời kỳ hoạt động bổ sung cho Quốc hội khóa cũ, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 năm 2021. Yêu sách thứ hai là Quốc hội khóa cũ sẽ tiếp tục hoạt động thông qua một nhóm nghị sĩ đến khi đất nước tổ chức được cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội tự do, công bằng và có thể kiểm chứng, dự kiến trong năm 2021! Các yêu sách phi lý và ngạo mạn này ngay lập tức đã bị chính quyền Venezuela bác bỏ.

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, Quốc hội Venezuela nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức tuyên thệ tại Thủ đô Caracas theo đúng quy định của Hiến pháp với khẩu hiệu hành động là: “Chủ quyền, hòa bình và sản xuất”. Tham dự, có đầy đủ 277 dân biểu, trong đó 253 dân biểu thuộc Khối Tổ quốc rộng lớn. Ông Diosdado Cabello, Chủ tịch Quốc hội Lập hiến khẳng định: “Hôm nay, Quốc hội khai mạc phiên đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân và Hiến pháp Venezuela. Sự thật này là không thể bàn cãi, nghi ngờ ! Nó mở ra một thời kỳ lịch sử. Đây là Quốc hội của đa số thuộc về các lực lượng Chávez và cũng của lực lượng đối lập được đón chào tham gia tranh luận”.

Ngay trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội đã bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Ông Jorge Jesús Rodríguez Gómez, cựu Phó Tổng thống, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông đã đắc cử Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026. Bà María Iris Varela Rangel, cựu Bộ trưởng Dịch vụ Bảo trợ được bầu làm Phó Chủ tịch thứ nhất; ông Didalco Antonio Bolívar Gratero, cựu Thống đốc bang Aragua được bầu làm Phó Chủ tịch. Tân Chủ tịch Quốc hội tuyên bố ngay sau lễ nhậm chức “sẽ triển khai cuộc đối thoại lớn toàn quốc nhằm tìm giải pháp hòa hợp mọi người dân Venezuela đang bị chia rẽ sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài”. Tuyên bố này rất đồng điệu với quan điểm của Tổng thống Nicolás Maduro về một quá trình đối thoại giữa tất cả các nhóm thành viên xã hội hiện nay.

Cộng đồng quốc tế luôn luôn tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Venezuela; đồng thời, hoan nghênh và ủng hộ mọi sáng kiến, nỗ lực đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị trầm trọng đang đẩy đất nước đến điểm chạm đáy. Trong hoàn cảnh này, mọi chính sách cấm vận, mọi hành động can thiệp từ bên ngoài chỉ làm đen tối thêm bức tranh của quốc gia Nam Mỹ đã từng được xem là một trong những vẻ đẹp tuyệt mỹ của khu vực.

Đậm đà bản sắc dân tộc trong lễ chào đón Xuân Tân Sửu của cộng đồng người Việt tại Argentina và Venezuela Đậm đà bản sắc dân tộc trong lễ chào đón Xuân Tân Sửu của cộng đồng người Việt tại Argentina và Venezuela
Ngày 30/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức buổi gặp mặt cộng đồng chào đón Xuân Tân Sửu với sự tham gia của đại diện Việt kiều, cùng tập thể cơ quan đại diện và gia đình, cũng như các sinh viên đang sinh sống, làm việc và học tập tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tăng cường thông tin về đất nước, con người Venezuela trong năm 2021 Tăng cường thông tin về đất nước, con người Venezuela trong năm 2021
Ngày 27/1, tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam- Venezuela tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021.

PGS,TS Nguyễn Viết Thảo, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Venezuela

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quoc-hoi-nhiem-ky-2021-2026-thang-loi-moi-cua-nhan-dan-venezuela-133136.html

In bài viết