Nền quốc phòng Myanmar bị tẩy chay

13:33 | 08/03/2021

Theo Reuters, ngày 8/3, chính quyền Myanmar tuyên bố dừng chương trình hợp tác quốc phòng với Myanmar để phản đối vụ binh biến, cũng như việc lực lượng an ninh nước này sử dụng vũ lực trấn áp biểu tình.
Liên hợp quốc và Mỹ vẫn xem Đặc phái viên phản đối đảo chính là đại diện chính thức của Myanmar Liên hợp quốc và Mỹ vẫn xem Đặc phái viên phản đối đảo chính là đại diện chính thức của Myanmar
Mỹ vẫn 'tẩy chay' đồ công nghệ Trung Quốc Mỹ vẫn 'tẩy chay' đồ công nghệ Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne một lần nữa nhắc lại quan điểm của nước này là đề nghị lực lượng an ninh Myanmar kiềm chế, không dùng bạo lực đối với dân thường. Ngoại trưởng Payne cũng cho biết sẽ chuyển hướng chương trình viện trợ nhân đạo của Australia sang giúp đỡ các nhu cầu cấp thiết của các cộng đồng thiểu số ở Myanmar.

Nền quốc phòng Myanmar bị tẩy chay
Nền quốc phòng Myanmar bị tẩy chay.

Canberra cũng yêu cầu Myanmar thả ngay Sean Turnell, một chuyên gia kinh tế người Australia và là cố vấn của bà Aung San Suu Kyi.

Quan hệ hợp tác quốc phòng của Australia với quân đội Myanmar hiện chỉ diễn ra ở các lĩnh vực không liên quan tới chiến đấu, chẳng hạn đào tạo tiếng Anh.

Hàng trăm người tập trung ở Sydney cuối tuần qua, yêu cầu chính phủ Australia hành động để phản đối cuộc chính biến ở Myanmar.

Myanmar rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội giành kiểm soát đất nước, bắt giữ các lãnh đạo dân cử sau vụ binh biến ngày 1/2. Biểu tình diễn ra hàng ngày, và hơn 50 người thiệt mạng đến nay, theo Liên Hợp Quốc.

Các nghiệp đoàn lớn ở Myanmar đang kêu gọi thành viên của mình đình công vào ngày 8/3.

các cuộc biểu tình trong ngày 7/3 diễn ra khi phương tiện truyền thông nhà nước Myanmar cảnh báo các nhà lập pháp liên quan đến Ủy ban Đại diện Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), một nhóm tự xưng là chính phủ được bầu hợp pháp của Myanmar, rằng họ đang phạm tội “phản quốc cao độ” và có thể bị kết án tử hình hoặc 22 năm tù.

Quân đội Myanmar đã tuyên bố không công nhận sự hiện diện của các thành viên của nhóm tại nước này và đe dọa những ai có liên quan có thể bị bỏ tù đến 7 năm.

Myanmar rơi vào hỗn loạn vào ngày 1/2 khi quân đội tiến hành đảo chính, cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái đã giúp NLD trở lại nắm quyền và bắt giữ nhiều lãnh đạo dân sự của nước này trước khi quốc hội mới của Myanmar họp lần đầu.

Cuộc đảo chính châm ngòi cho một cuộc nổi dậy trên toàn quốc, hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình, công chức, công nhân ngừng làm việc để phản đối quân đội. Lực lượng an ninh Myanmar đã trấn áp mạnh tay các cuộc biểu tình, khiến ít nhất 54 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Liên hợp quốc và Mỹ vẫn xem Đặc phái viên phản đối đảo chính là đại diện chính thức của Myanmar Liên hợp quốc và Mỹ vẫn xem Đặc phái viên phản đối đảo chính là đại diện chính thức của Myanmar
Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc, cho biết các vấn đề liên quan đến ông Kyaw Moe Tun sẽ được giải quyết tại ủy ban thông tin của Liên hợp quốc.
Mỹ vẫn 'tẩy chay' đồ công nghệ Trung Quốc Mỹ vẫn 'tẩy chay' đồ công nghệ Trung Quốc
Chính quyền ông Biden sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch công nghệ có liên quan đến các hạ tầng quan trọng của Mỹ, các mạng lưới và dịch vụ vệ tinh, dữ liệu, phần mềm Internet, công nghệ vi tính cấp cao, máy bay không người lái, hệ thống tự hành hoặc robot…
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing bị Anh trừng phạt Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing bị Anh trừng phạt
Theo lệnh trừng phạt, thống tướng Min Aung Hlaing đã tiếp quản quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc binh biến ngày 1/2, cùng 5 thành viên quân đội bị cấm nhập cảnh vào Anh. Các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với những nhân vật này.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nen-quoc-phong-myanmar-bi-tay-chay-133005.html

In bài viết