CARE hỗ trợ tài chính và tập huấn kỹ năng cho hơn 2.500 nữ công nhân may mặc

14:00 | 10/02/2021

2.540 nữ công nhân may mặc tại tỉnh Đồng Nai sẽ nhận được hỗ trợ tài chính và tập huấn kỹ năng từ tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam để phục hồi tốt hơn sau dịch bệnh.
Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc
Tân Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh khôi phục đạo luật Obamacare, Tân Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh khôi phục đạo luật Obamacare, "lật ngược" di sản của Trump
CARE hỗ trợ tài chính và tập huấn kỹ năng cho hơn 2.500 nữ công nhân may mặc
Các nữ công nhân được hỗ trợ về tài chính.

Vừa qua, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Pháp luật Công đoàn - Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phục hồi kinh tế cho nữ công nhân dệt may bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”.

Theo đó, 2.540 nữ công nhân may mặc tại tỉnh Đồng Nai sẽ nhận được hỗ trợ tài chính với số tiền 2 triệu đồng. Một số nữ công nhân chia sẻ, số tiền này sẽ dành để trang trải tiền thuê nhà, mua một chiếc máy tính cũ để con học trực tuyến hoặc trả bớt nợ nần.

Ngoài hỗ trợ tiền mặt, các nữ công nhân cũng sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng để giúp các chị phục hồi tốt hơn sau dịch.

Dự án được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), thực hiện thay mặt cho Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức (BMZ) thông qua Dự án Thúc đẩy phát triển bền vững Ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC).

CARE hỗ trợ tài chính và tập huấn kỹ năng cho hơn 2.500 nữ công nhân may mặc

Ngoài hỗ trợ tiền mặt, các nữ công nhân cũng sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng để giúp các chị phục hồi tốt hơn sau dịch.

CARE Quốc tế tại Việt Nam là một tổ chức sáng tạo, năng động và đã hợp tác với các đối tác quốc tế và Việt Nam từ năm 1989 thực hiện hơn 300 dự án. CARE cho biết họ nhận thấy chìa khóa dẫn đến sự phát triển bình đẳng nằm ở việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo và bất công xã hội đang khiến một số nhóm dân số bị tổn thương và bị đẩy ra ngoài lề.

Mục tiêu chương trình dài hạn của CARE tại Việt Nam là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa và nhóm dân số dễ bị tổn thương về mặt xã hội ở khu vực đô thị được hưởng lợi ích bình đẳng từ tiến trình phát triển của đất nước, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh biến động và có tiếng nói chính đáng.

Tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, nhân viên thực hiện phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021- 2030 Tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, nhân viên thực hiện phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021- 2030
Vĩnh Long tiếp nhận 33 tỷ đồng hỗ trợ chăm lo cho công tác an sinh xã hội Vĩnh Long tiếp nhận 33 tỷ đồng hỗ trợ chăm lo cho công tác an sinh xã hội

Mai Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/care-ho-tro-tai-chinh-va-tap-huan-ky-nang-cho-hon-2500-nu-cong-nhan-may-mac-130909.html

In bài viết