'Mong sớm có uỷ ban quốc gia về chiến lược người tài'

20:28 | 09/02/2021

Các chuyên gia nhận định, hiện nay, vấn đề phát hiện, nhận diện người tài của nước ta vẫn còn yếu. Vấn đề bồi dưỡng nhân tài mà chúng ta đang nhắc tới thực chất là tạo điều kiện để người tài phát huy tài năng.
Lãnh đạo ‘Bộ tứ’ chuẩn bị họp bàn chiến lược đối phó Trung Quốc Lãnh đạo ‘Bộ tứ’ chuẩn bị họp bàn chiến lược đối phó Trung Quốc
Uy lực kinh hoàng của chiến cơ giúp quân đội Mỹ chinh phục mọi chiến trường Uy lực kinh hoàng của chiến cơ giúp quân đội Mỹ chinh phục mọi chiến trường

Chia sẻ trên Dân Việt, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, hiện nay, vấn đề phát hiện, nhận diện người tài của nước ta vẫn còn yếu. Vấn đề bồi dưỡng nhân tài mà chúng ta đang nhắc tới thực chất là tạo điều kiện để người tài phát huy tài năng.

'Mong sớm có uỷ ban quốc gia về chiến lược người tài'
'Mong sớm có uỷ ban quốc gia về chiến lược người tài'.

Theo ông Lâm, người tài là người có phẩm chất đạo đức, có khả năng sáng tạo, đề ra phương hướng phát triển vấn đề cụ thể và có khả năng giải quyết vấn đề thực tế trong điều kiện hiện hữu, có niềm tin, khát vọng nghề nghiệp, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ chức, xã hội tại thời điểm xác định và cả trong tương lai.

Dưới góc nhìn là một người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, cần phải chú ý đến lớp trẻ trong vấn đề bồi dưỡng nhân tài.

Hiện nay, cách nhìn nhận trường chuyên gắn với các bộ môn đã là lạc hậu. Kiến thức là tổng hợp, thiếu sót của các trường chuyên là thường chỉ tập trung cho các cuộc thi, học sinh vào đội tuyển thi là được bỏ hết các môn khác, khiến học sinh "què quặt" đi.

Bên cạnh đó, học sinh phải gắn với thực tiễn cuộc sống, điều này ngành giáo dục của chúng ta làm chưa tốt. Thí dụ, học sinh giỏi về Hoá, Sinh phải được tiếp xúc với nhà máy sản xuất để tìm hiểu, vào các phòng thí nghiệm cùng làm, từ đó mới gợi ra việc phải học gì, phải làm gì… Các trường phổ thông phải phát huy vai trò đỡ đầu, chỉ dẫn những học sinh có đam mê chứ không phải chỉ chú trọng vào công tác luyện thi. Bộ GD-ĐT cũng cần điều chỉnh lại mô hình trường chuyên, không nên chạy theo số lượng.

TS Lâm thẳng thắn đánh giá, hiện các cấp dưới phổ thông chưa đạt những mục tiêu đào tạo cái cơ bản, đến cấp 3 phải đào tạo lại từ đầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hướng nghiệp.

Sau 30 năm thành lập trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, ông vẫn đơn độc trên hành trình "cảm hóa" hàng nghìn học trò ngỗ ngược. Có những người sẵn sàng đầu tư nhưng yêu cầu phải thay đổi thương hiệu, thay đổi mục tiêu, ông từ chối bởi ngôi trường thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận mà xuất phát từ mục đích muốn đóng góp cho xã hội.

Câu chuyện thực tế đó khiến ông ngậm ngùi thừa nhận, có những người rất gian khổ, lăn lộn say mê công việc nhưng "chỉ được hoan hô, vỗ tay thế thôi, chấm hết".

Bày tỏ vui mừng bởi hiện nay trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chú ý đến việc xây dựng và trọng dụng người tài, TS. Nguyễn Tùng Lâm mong muốn sớm có uỷ ban quốc gia về vấn đề chiến lược người tài.

TS. Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ: "Những người đứng đầu đất nước phải nắm, có đơn đặt hàng để hàng năm cơ quan này đưa ra, làm rõ những nhu cầu của đất nước, ai hiến kế làm được những việc đó thì phải tạo điều kiện, phải ủng hộ.

Nghe người nói hay thì dễ lắm, phải xem những người tổ chức và làm được ra kết quả, vượt qua được khó khăn, thử thách".

Lãnh đạo ‘Bộ tứ’ chuẩn bị họp bàn chiến lược đối phó Trung Quốc Lãnh đạo ‘Bộ tứ’ chuẩn bị họp bàn chiến lược đối phó Trung Quốc
Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ đang chuẩn bị để tổ chức cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo nhóm này giữa bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở khu vực.
Uy lực kinh hoàng của chiến cơ giúp quân đội Mỹ chinh phục mọi chiến trường Uy lực kinh hoàng của chiến cơ giúp quân đội Mỹ chinh phục mọi chiến trường
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn là những gì người ta nói về chiến cơ huyền thoại được mệnh danh là 'tia chớp' đã giúp Không quân Mỹ chinh phạt các chiến trường.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu "tính tới" Trung Quốc với "sự kiên nhẫn chiến lược"
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 25-1 cho biết Tổng thống Biden "sẽ tiếp cận đa phương với Trung Quốc và điều đó bao gồm việc đánh giá các mức thuế đang được áp dụng.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mong-som-co-uy-ban-quoc-gia-ve-chien-luoc-nguoi-tai-130901.html

In bài viết