Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm

13:20 | 19/01/2021

Trên luồng nước, những chiếc ghe, tàu nối đuôi nhau cập cảng mang theo đầy ắp cá tôm. Từng tổ bốc vác kéo xe đẩy ùa ra sát mép nước nhận cá từ ghe rồi vội vàng kéo lên bờ.
Thêm 2 ca mắc mới COVID-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng Thêm 2 ca mắc mới COVID-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng
Chiều 18/1, Việt Nam có thêm 2 ca mắc Covid-19 là ca bệnh được cách ly tại Đà Nẵng và Hà Nội.
Sôi động ngày hội hiến máu “Chủ nhật đỏ” ở Đà Nẵng Sôi động ngày hội hiến máu “Chủ nhật đỏ” ở Đà Nẵng
Sáng 17/1, tại ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), Thành Đoàn Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức chương trình Chủ Nhật Đỏ năm 2021. Ngoài sinh viên của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP Đà Nẵng còn có sự góp mặt của đoàn viên thanh niên nhiều đơn vị Công an, Quân đội, cán bộ công nhân viên trên địa bàn TP.
Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) những ngày cuối năm luôn tất bật.

Cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) những ngày cuối năm luôn tất bật. Người người đông đúc trong những đêm cuối năm bất chấp cái lạnh tê tái.

Ngày làm việc mới ở cảng cá Thọ Quang bắt đầu từ 1 giờ sáng. Khi bóng đêm còn bao phủ, từng tốp người đã đổ về cảng cá. Dưới ánh sáng vàng vọt của những ánh đèn chiếu lên những vựa thu mua hải sản, có thể nhìn rõ vẻ ngái ngủ trên gương mặt nhiều người. Nhưng với họ, việc mưu sinh những ngày cuối năm vẫn là ưu tiên số một.

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm

Những giỏ cá đầy ắp sau khi phân loại sẽ được đưa đến nơi tập kết để đưa đi sơ chế.

Trên luồng nước, những chiếc ghe, tàu nối đuôi nhau cập cảng mang theo đầy ắp cá tôm. Từng tổ bốc vác kéo xe đẩy ùa ra sát mép nước nhận cá từ ghe rồi vội vàng kéo lên bờ. Những phụ nữ cũng tất tả quang gánh, đi như chạy cạnh bên. Dường như, ai cũng sợ chỉ cần chậm chân một chút, thu nhập của một ngày làm việc sẽ giảm.

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Trên luồng nước, những chiếc ghe, tàu nối đuôi nhau cập cảng mang theo đầy ắp cá tôm.

Theo anh Nguyễn Thanh, chủ một tàu cá cho biết, thì dù sản lượng năm nay có giảm so với những năm trước, nhưng số lượng tàu thuyền ra khơi vẫn đều. Mặt khác, bà con biết tiết kiệm chi phí và đánh bắt hiệu quả hơn.

Đêm cuối năm sương giá phủ lên những bóng người mưu sinh cái lạnh tê tái. Anh Thanh cho biết thêm, cảng cá Thọ Quang đã giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 300 - 400 lao động/ngày. Đa phần họ là người dân bám cảng mưu sinh bằng đủ loại công việc: khuân vác, rửa cá, phân loại, bán thức ăn, nước giải khát cho lao động, tải nước, chở xăng dầu, mót cá…

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Đêm cuối năm sương giá phủ lên những bóng người mưu sinh cái lạnh tê tái.

Ông Lê Văn Năm, chủ tàu cá QN - 99889 kể, gia đình ông có đến hai tàu cá với gần 20 lao động biển thường xuyên. “Dù thế nào chăng nữa cũng phải bám biển đến cùng, vì nghề đánh bắt là truyền thống của cha ông để lại. Hơn nữa phải tạo được công ăn việc làm cho bạn chài để họ có cái nuôi sống gia đình họ, nhờ đó giữ được nghề, có miếng cơm cùng nhau!”, ông Năm nói.

Nếu như những việc nặng như: gánh cá, chèo đò, khuân vác đòi hỏi sức khỏe của nam giới, thì công việc nhỏ, đòi hỏi sự tỉ mỉ như phân loại tôm, ghẹ, cá thường dành cho chị em phụ nữ.

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Trời càng về khuya, không khí làm việc trên bến càng khẩn trương bất cháp cái lạnh có khi xuống chỉ 15-16 độ.

Vừa thoăn thoắt phân loại những con cá mối, cá phèn, cá đỏng, cá mắt kiếng... chị Nguyễn Thị Nhuột (39 tuổi) vừa cắt việc cho những đồng nghiệp. Những giỏ cá đầy ắp sau khi phân loại sẽ được đưa đến nơi tập kết để đưa đi sơ chế.

Một điều dễ nhận thấy là lao động làm công việc phân loại hải sản đều là phụ nữ. Hàng chục chị luôn kín mít trong bộ đồ “bảo hộ” như khẩu trang, ủng, bao tay cao su cặm cụi làm việc. Thỉnh thoảng các chị lại đùa giỡn với nhau hoặc góp vui bằng vài câu chuyện tếu hay những câu chuyện về cuộc sống gia đình.

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Những việc nặng như: gánh cá, chèo đò, khuân vác đòi hỏi sức khỏe của nam giới.

Trời càng về khuya, không khí làm việc trên bến càng khẩn trương bất cháp cái lạnh có khi xuống chỉ 15-16 độ. Hàng trăm người vây quanh từng đống cá đủ loại, nhanh tay phân loại cá, cân ký, cắt đầu, bốc lên xe… Ở góc khác, vài thanh niên hì hục chuyển đá, nước, bơm dầu vào những can nhựa loại 40-50 lít… chuẩn bị chuyến biển mới. Tiếng nói cười râm ran cả một vùng mặt nước rộng.

Mưu sinh ở cảng cá lớn nhất miền Trung ngày cuối năm
Hàng chục chị luôn kín mít trong bộ đồ “bảo hộ” như khẩu trang, ủng, bao tay cao su cặm cụi làm việc.

Thi thoảng, họ dừng tay, túm tụm chuyện trò, cười đùa rồi lại nhanh chóng vào vị trí công việc mỗi khi có một chiếc thuyền mới cập bến. Công việc của họ dường như là một vòng quay bất tận. Cuộc sống trên cảng cá cứ bình lặng trôi đi trong đêm cuối năm như thế để mong một cái Tết đầy đủ hơn.

Đẹp ngỡ ngàng mùa rêu đá cuối đông Đẹp ngỡ ngàng mùa rêu đá cuối đông
Bãi rêu Nam Ô (Đà Nẵng) mùa này đang được khoác lên mình tấm áo xanh mềm mại như nhung. Đó là thảm rêu non vô cùng tươi xanh mát mắt.
Lật tẩy đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu để vay tiền ngân hàng Lật tẩy đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu để vay tiền ngân hàng
Một phụ nữ đứng ra nhận làm giả toàn bộ các hồ sơ theo đúng thủ tục mở thẻ hay vay vốn tại các ngân hàng hoặc Cty tài chính. Khi thực hiện thành công, đối tượng này ăn chia hoa hồng tiền vay với những người này mức 15-20%.
Mâu thuẫn trên mạng xã hội dẫn đến cái chết thương tâm tại Đà Nẵng Mâu thuẫn trên mạng xã hội dẫn đến cái chết thương tâm tại Đà Nẵng
Mâu thuẫn trên mạng xã hội, hung thủ hẹn nạn nhân tới bờ sông để giải quyết và gây ra án mạng.

Minh Ngọc - Nguyễn Quang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/muu-sinh-o-cang-ca-lon-nhat-mien-trung-ngay-cuoi-nam-129197.html

In bài viết