Doanh nghiệp Mỹ phản đối việc áp thuế sau cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ

09:08 | 02/01/2021

Trong phiên điều trần ngày 29/12 vừa qua, đa số chuyên gia đều không ủng hộ việc áp dụng các biện pháp thuế quan sau kết luận của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp Mỹ có chuỗi cung ứng tại Việt Nam đều khẳng định đây là đối tác thương mại đáng tin cậy và luôn sẵn sàng hợp tác.
Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng hơn 10.000 sản phẩm thời trang cao cấp cho phụ nữ Lào Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng hơn 10.000 sản phẩm thời trang cao cấp cho phụ nữ Lào
Ông Vương Nghị cáo buộc Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và đàn áp 'tùy tiện' công ty Trung Quốc Ông Vương Nghị cáo buộc Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và đàn áp 'tùy tiện' công ty Trung Quốc

Theo đề xuất của các chuyên gia, các cơ quan hữu quan của Mỹ và Việt Nam cần trao đổi thông tin và thảo luận trên tinh thần hợp tác có lợi cho doanh nghiệp hai bên. Việc đánh thuế trả đũa sẽ là giải pháp đôi bên đều thiệt.

Doanh nghiệp Mỹ phản đối việc áp thuế sau cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ
Doanh nghiệp Mỹ phản đối việc áp thuế sau cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ.

Theo Giáo sư David Dapice của Chương trình Việt Nam tại trường Harvard Kennedy, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ cho thấy rõ xu hướng là thâm hụt từ phía Mỹ và đang gia tăng. Trong khi đó, số liệu tài khoản vãng lai nhìn chung không cân đối trong năm 2019. Đây chính là biến số phù hợp để xem xét tác động của đồng tiền bị định giá cao.

Cán cân tài khoản vãng lai trong các năm 2015 và 2017 giữa 2 quốc gia ở mức âm, năm 2016 thì gần bằng 0, phải đến năm 2018-2019 thì mới dương trở lại, lần lượt bằng 2,4% GDP và 5% GDP.

Theo ông David Dapice, lý do hàng đầu dẫn đến thặng dư thương mại song phương gia tăng giữa Việt Nam và Mỹ chính là việc nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, nhiều nhà máy sản xuất của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, và Singapore đã chuyển dịch sang Việt Nam.

Năm 2019, thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc với Mỹ là 345 tỷ USD, đến năm 2020 giảm 30 tỷ USD (còn 315 tỷ USD). Trong khi đó, thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 dự kiến tăng khoảng 15 tỷ, tương đương 1/2 phần giảm của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu từ Việt Nam đang có xu hướng tăng về số lượng nhưng vẫn ở mức khá thấp, khoảng một chữ số. Việc đánh thuế nặng lên hàng xuất khẩu của Việt Nam thực chất sẽ là đòn kinh tế đánh lên đồng minh của Mỹ ở châu Á khi làm triệt tiêu hàng chục tỷ USD dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam.

Theo vị giáo sư, Việt Nam đã gia nhập CPTPP (không có Mỹ) và đạt thỏa thuận thương mại quan trọng với EU là một phần của RCEP cùng với các nền kinh tế lớn của ASEAN và Đông Á (kể cả New Zealand và Australia).

Quan điểm phản biện của giáo sư David Dapice còn cho rằng chính sách tài khóa của Mỹ đã mở rộng kể từ 2016, đặc biệt trong 2020, khiến đồng USD rất mạnh vào năm 2019 do lãi suất tương đối cao.

Doanh nghiệp Mỹ phản đối việc áp thuế sau cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ
Giáo sư David Dapice của Chương trình Việt Nam tại trường Harvard Kennedy.

Cán cân thương mại hàng hóa tổng thể ngày càng thâm hụt bất kể hàng nhập khẩu giảm từ 2018, tổng xuất khẩu của Mỹ giảm 2019 và tiếp tục vào 2020 (thuế quan kìm hãm hàng nhập khẩu nhưng làm tăng chi phí cho nhà xuất khẩu).

Thâm hụt hàng hóa năm 2020 sẽ vào khoảng 1.000 tỷ USD, gấp đôi mức thâm hụt năm 2016. Theo đó, Việt Nam không phải nguyên nhân hay có ảnh hưởng đáng kể lên những chọn lựa chính sách này.

Trong chính sách ngoại hối, định giá thấp thường đi kèm với việc gia tăng dự trữ ngoại hối, cao hơn hẵn so với bình thường. Việt Nam là một trong các nền kinh tế có tỷ lệ dự trữ so với nhập khẩu ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á. Tỷ lệ này chỉ vào khoảng 4 tháng nhập khẩu, theo giáo sư David Dapice, tỷ lệ này được xem là cẩn trọng hơn là thái quá.

Cuối cùng, theo vị giáo sư trường Harvard Kennedy, Việt Nam đến nay vẫn thành công trong việc kiểm soát COVID-19, nhờ đó, tăng trưởng kinh tế vẫn diễn ra và xuất khẩu được duy trì trong khi nhiều nước khác đang gặp khó.

Cũng theo quan điểm của giáo sư David Dapice, nguyên nhân chính dẫn tới các tình trạng trên là do Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc chứ không phải do giá trị tiền tệ.

Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng hơn 10.000 sản phẩm thời trang cao cấp cho phụ nữ Lào Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng hơn 10.000 sản phẩm thời trang cao cấp cho phụ nữ Lào
Chiều ngày 30/12, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, đại diện Công ty TNHH thời trang Elise đã trao tặng 10.231 sản phẩm thời trang cao cấp mang thương hiệu Elise cho các bà mẹ, các chị, em dân tộc Lào.
Ông Vương Nghị cáo buộc Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và đàn áp 'tùy tiện' công ty Trung Quốc Ông Vương Nghị cáo buộc Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và đàn áp 'tùy tiện' công ty Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích việc Mỹ đơn phương trừng phạt các công ty Trung Quốc "một cách tùy tiện" là "không thể chấp nhận được" và kêu gọi Washington đối thoại với Bắc Kinh.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc Mỹ cáo buộc Trung Quốc "không đáng tin cậy" vì vắng mặt trong cuộc gặp đã được lên lịch, Bắc Kinh phản pháo
Chính quyền Bắc Kinh "tố" Mỹ nhất quyết thúc đẩy chương trình nghị sự đơn phương" tự ý rút ngắn và thay đổi bản chất của cuộc họp.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doanh-nghiep-my-phan-doi-viec-ap-thue-sau-cao-buoc-viet-nam-thao-tung-tien-te-127770.html

In bài viết