Hỏi-đáp về các vấn đề nhân quyền của Luật An ninh mạng (Phần 1)

08:24 | 29/12/2020

Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019. Dưới đây là các câu hỏi liên quan đến đảm bảo nhân quyền của luật an ninh mạng.
Tiếp cận quyền trên không gian mạng nhìn từ ứng xử của các quốc gia Tiếp cận quyền trên không gian mạng nhìn từ ứng xử của các quốc gia
Hơn 30 năm qua, sự ra đời của Internet đã mở ra chân trời mới, góp phần hình thành một hiện tượng xã hội mới: “Không gian mạng”, “thời đại kỹ thuật số”... Không gian mạng phát triển góp phần tạo ra sự phát triển mới, những lợi ích mới đồng thời làm nảy sinh những thách thức trên lĩnh vực này. Vì những mục tiêu khác nhau, các nước đang ứng xử khác nhau đối với vấn đề quyền con người trên không gian mạng.
Hải Phòng bảo đảm an ninh trên không gian mạng Hải Phòng bảo đảm an ninh trên không gian mạng
Thành phố Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của miền Bắc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Duyên hải Bắc Bộ. Trong những năm qua, cùng với sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, thu hút đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế, hạ tầng về viễn thông, công nghệ thông tin của thành phố có sự phát triển nhanh chóng. Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những thách thức cho việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân và doanh nghiệp trên không gian mạng.

Câu 1: Luật An ninh mạng có bảo vệ quyền con người không?

Luật An ninh mạng phù hợp với tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp quốc (1948) và các văn bản khác có liên quan, phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự Việt Nam. Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây:

(1) Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ;

(2) Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín;

(3) Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân;

(4) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân;

(5) Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Luật An ninh mạng còn giúp phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hỏi-đáp về các vấn đề nhân quyền của Luật An ninh mạng (Phần 1)
Luật An ninh mạng bảo vệ quyền con người khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.

Câu 2: Luật An ninh mạng có làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng không?

Không. Thông tin cá nhân được Luật An ninh mạng bảo vệ chặt chẽ.

Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.

Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Luật an ninh mạng có kiểm soát thông tin cá nhân của người sử dụng không?

Luật An ninh mạng không kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của người sử dụng.

Chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, Luật An ninh mạng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có lạm quyền trong xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng hay không?

Không! Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng không thể lạm quyền bởi vì:

1. Khi phát hiện thông tin vi phạm pháp luật hoặc khi có khiếu kiện, tố cáo về thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ gửi trưng cầu giám định tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để đánh giá mức độ vi phạm, khả năng tác động, ảnh hưởng, thiệt hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Tùy theo mức độ vi phạm và chứng cứ thu thập được theo quy định của pháp luật, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ đề xuất xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc Bộ luật Dân sự.

3. Để ngăn ngừa khả năng lạm quyền của lực lượng chuyên trách, Khoản 5 Điều 8 Luật An ninh mạng đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân để trục lợi.

4. Các dữ liệu, thông tin thu thập được quản lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chứng cứ và các quy định về bảo mật thông tin khác của nước ta như Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Câu 5: Có phải tất cả các doanh nghiệp đều phải đặt văn phòng đại diện, lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam?

Không phải tất cả các doanh nghiệp đều phải đặt văn phòng đại diện, lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam

Theo Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định, chỉ những “doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam”. Như vậy, quy định này không áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp mà là những doanh nghiệp “cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam, nhưng phải kèm theo điều kiện có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu người dùng Việt Nam. Quy định này là phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh mạng hiện nay Và chỉ có “Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng
Không gian mạng không thể là một lĩnh vực không có pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nạn tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng, kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm quyền con người như quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư của cá nhân, doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn một ngày (1/7) cho chủ đề này.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoi-dap-ve-cac-van-de-nhan-quyen-cua-luat-an-ninh-mang-phan-1-127207.html

In bài viết