Điện Kremlin có kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan

16:12 | 09/12/2020

Dự án thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan sẽ góp phần mở rộng sự hiện diện của Nga ở châu Phi, đồng thời mang ý nghĩa địa chính trị toàn cầu.
Su-30 của Nga xuất kích chặn máy bay Mỹ và Pháp tiếp cận biên giới trên vùng biển trung lập Su-30 của Nga xuất kích chặn máy bay Mỹ và Pháp tiếp cận biên giới trên vùng biển trung lập
Hải quân Mỹ muốn lập hạm đội riêng phụ trách Ấn Độ Dương, quyết tâm hồi sinh sức mạnh ở châu Á Hải quân Mỹ muốn lập hạm đội riêng phụ trách Ấn Độ Dương, quyết tâm hồi sinh sức mạnh ở châu Á

Điện Kremlin có kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan. Dự án này sẽ mở rộng sự hiện diện của Nga ở châu Phi, đồng thời mang ý nghĩa địa chính trị toàn cầu.

Điện Kremlin có kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan
Nga có thể triển khai 4 tàu ngầm hạt nhân tại Sudan. Ảnh minh họa

Tổng thống Vladimir Putin muốn thấy Nga thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Điển hình, vào giữa tháng 11/2020, nhà lãnh đạo Nga đã ra sắc lệnh yêu cầu Bộ Quốc phòng ký một hiệp định với Sudan. Cùng với cơ sở Tartus thời Chiến tranh Lạnh vẫn đang hoạt động ở Syria, đây sẽ là căn cứ hải quân thứ hai của Nga ở Trung Đông và Bắc Phi, khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với Matxcơva. Đó là chưa kể, Nga còn có một hạm đội trên Bán đảo Crimea đã sáp nhập.

Dự thảo thỏa thuận do Nga công bố cho thấy, thời điểm hiện tại đó là cơ sở hậu cần và sửa chữa trên Biển Đỏ, nhưng hải quân Nga sẽ được phép đồn trú tới 300 nhân viên quân sự, đủ cung cấp cho 4 tàu chiến.

Và, ngày 8/12, cổng công báo của Nga đã công bố thỏa thuận ký ngày 1/12 cho biết các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga sẽ có thể vào trung tâm hỗ trợ hậu cần Hải quân Nga đang xây dựng ở Sudan.

Văn kiện này quy định: “Không quá 4 tàu của Hải quân Nga, kể cả tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân, được phép cùng vào trung tâm hậu cần, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và môi trường".

Ngoài ra, Nga cần thông báo cho Sudan 12 giờ trước khi tàu của Moscow đi vào lãnh hải quốc gia châu Phi này và 3 giờ trước khi chúng rời trung tâm hậu cần.

Chỉ một vài năm trước, Nga và Sudan không có quan hệ mật thiết. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2017, khi Tổng thống Nga tiếp đón người đồng cấp Sudan Omar al-Bashir, tại Sochi.

Khi đó, chính phủ Nga gửi thông điệp rằng họ sẵn sàng hợp tác với Sudan trong bối cảnh quốc gia này bị Mỹ liệt vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố và ông al-Bashir đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố vì tội ác chiến tranh ở Darfur.

Sudan cũng muốn phá thế cô lập trong nhiều năm. Tại cuộc gặp năm 2017 với Putin, Tổng thống al-Bashir gợi ý, Sudan là “chìa khóa của Nga tới châu Phi” và đưa ra kế hoạch về căn cứ hải quân.

Máy bay Máy bay 'ngày tận thế' bí mật của Nga bị trộm đột nhập đánh cắp thiết bị đặc biệt quan trọng
Không quân Mỹ dẫn đầu thế giới về quy mô của dàn máy bay chiến đấu Không quân Mỹ dẫn đầu thế giới về quy mô của dàn máy bay chiến đấu

Hà Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dien-kremlin-co-ke-hoach-thiet-lap-mot-can-cu-hai-quan-tren-bien-do-o-sudan-125326.html

In bài viết