Hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam

16:03 | 16/10/2020

Trước đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin có hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký kinh doanh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định điều này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc dọa bắn hạ chiến đấu cơ Mỹ nếu gây tổn hại cho việc chiếm đóng đảo Hoàng Sa Trung Quốc dọa bắn hạ chiến đấu cơ Mỹ nếu gây tổn hại cho việc chiếm đóng đảo Hoàng Sa
Hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam
Bà Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: tienphong.vn

“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình ở Biển Đông, khu vực và thế giới”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố trong họp báo thường kỳ chiều 15/10.

Theo Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á cho biết việc Trung Quốc phát triển cái gọi là TP Tam Sa đã tạo ra một sự bùng nổ hoạt động của doanh nghiệp ở biển Đông. Hồ sơ doanh nghiệp công khai cho thấy trước khi Trung Quốc lập ra đơn vị hành chính trái phép này vào năm 2012, có chưa đến 10 công ty đăng ký hoạt động với chính quyền được giao phụ trách quản lý trái phép khu vực này. Nhưng tính đến tháng 6/2019, đã có đến 446 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ đăng ký với chính quyền Tam Sa, trong đó 307 công ty trong số đó báo cáo vốn đăng ký tích lũy là 1,2 tỷ USD.

Hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam
Ảnh vệ tinh các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: AMTI.

Chính quyền cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã đề ra mô hình "đăng ký ở Tam Sa, nộp thuế cho Tam Sa" nhưng hoạt động ở nơi khác. Với mô hình này, 2/3 công ty đăng ký ở "thành phố Tam Sa" có địa chỉ hoạt động ở nơi khác.

Vào năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên lập cái gọi là thành phố Tam Sa để tự cho mình có quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam".

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố diễn tập quân sự trái phép ở quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố diễn tập quân sự trái phép ở quần đảo Hoàng Sa

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên thông báo quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập tại hai khu vực ...

Phát hiện 13 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam Phát hiện 13 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam

Trong lúc tuần tra, kiểm soát, tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đồn Biên phòng Ngọc Côn, BĐBP Cao Bằng đã phát hiện ...

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Tijjani Muhammad Bande và hơn 400 đại biểu chúc mừng quốc khánh Việt Nam Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Tijjani Muhammad Bande và hơn 400 đại biểu chúc mừng quốc khánh Việt Nam

Vừa qua, Phái đoàn Việt Nam tại New York đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9 dưới hình thức trực ...

Hải Doan

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hon-400-doanh-nghiep-trung-quoc-dang-ky-hoat-dong-trai-phep-o-hoang-sa-cua-viet-nam-121182.html

In bài viết