Philippines đưa phán quyết Biển Đông năm 2016 ra Liên Hiệp Quốc

15:44 | 23/09/2020

Ngày 22-9, Tổng thống Duterte đã đưa ra lời biện hộ mạnh mẽ đối với phán quyết trọng tài năm 2016 có lợi cho Philippines. Ông Duterte nói rằng các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tiếp tục bị kiện ra Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan đến Biển Đông Trung Quốc tiếp tục bị kiện ra Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan đến Biển Đông
Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc
3804 23 9 qnwv
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 22-9. Ảnh: AP.

Theo trang tin Rappler của Philippines, tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa khai mạc (năm nay diễn ra trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19), Tổng thống Duterte đã tái khẳng định chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc trong phán quyết Biển Đông.

Năm 2016, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã ra phán quyết trong vụ kiện Biển Đông do Philippines đệ trình.

Phán quyết của tòa đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, gồm cả "đường 9 đoạn" (đường lưỡi bò) do nước này tự vẽ ra để đòi chủ quyền và rằng cái gọi là chủ quyền lịch sử là không có cơ sở pháp lý.

"Phán quyết này giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và vượt ra ngoài tầm của các chính phủ để có thể làm phai nhạt hay bỏ đi” - Tổng thống Duterte nói trong bài phát biểu đã được quay lại trước và phát vào đầu ngày 23-9 khi dự kỳ họp của Liên Hiệp Quốc.

Nhà lãnh đạo Philippines nói thêm: "Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết này".

“Philippines khẳng định cam kết ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và phán quyết của trọng tài năm 2016" - ông Duterte phát biểu tại cuộc họp.

Ông Duterte đã không đồng ý việc thực hiện phán quyết của tòa sau khi ông lên nắm quyền vào năm 2016. Ông muốn giữ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong khi tuyên bố "tách biệt" khỏi Mỹ - đồng minh quân sự lớn nhất của Philippines trong nhiều thập niên.

Tuy nhiên trong những tháng gần đây, chính quyền của ông Duterte đã bắt đầu xích lại gần Mỹ, khi Bắc Kinh tăng cường các hoạt động đe dọa và bắt nạt nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Mặt khác, nền kinh tế Philippines bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Giữa tháng 9, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức đã cùng gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc trước đó. Công hàm chung nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS năm 1982.

Ông Duterte cũng cảm ơn các nước đã ủng hộ phán quyết năm 2016. “Chúng tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều nước ủng hộ phán quyết. Nó đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự hỗn loạn" - ông nói.

Tổng thống Trump chỉ trích WTO ra phán quyết nghiêng về phía Trung Quốc Tổng thống Trump chỉ trích WTO ra phán quyết nghiêng về phía Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump nói rằng ông phải “làm gì đó” với WTO, sau khi tổ chức này tuyên bố việc Mỹ áp thuế lên ...

Hải quân Philippines quyết không rời căn cứ cho nhà thầu Trung Quốc làm sân bay Hải quân Philippines quyết không rời căn cứ cho nhà thầu Trung Quốc làm sân bay

Chính quyền tỉnh Cavite muốn lực lượng hải quân rời khỏi một căn cứ chiến lược tại đây để nhà thầu Trung Quốc - hiện ...

Nhật, Mỹ kiên quyết phản đối hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông Nhật, Mỹ kiên quyết phản đối hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo Kyodo News, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí hai nước sẽ kiểm chế hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/philippines-dua-phan-quyet-bien-dong-nam-2016-ra-lien-hiep-quoc-119135.html

In bài viết