Bản chất của cái gọi là 'phong trào dân chủ'

15:41 | 27/08/2020

Núp bóng một tổ chức xã hội dân sự, “Nhà xuất bản Tự do” (NXBTD) được Phạm Đoan Trang, Nguyễn Phương Hoa và một số đối tượng chống đối trong nước lập ra từ tháng 2/2019 với danh nghĩa “khai dân trí” và “đấu tranh cho quyền tự do báo chí-xuất bản” nhưng thực chất chuyên vận động tài chính từ các cá nhân, tổ chức chống đối trong và ngoài nước, nhằm trục lợi cá nhân.
Việt Nam trao công hàm, yêu cầu Malaysia xử nghiêm vụ bắn chết ngư dân Việt Nam trao công hàm, yêu cầu Malaysia xử nghiêm vụ bắn chết ngư dân

Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của Malaysia điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm nhân viên công vụ làm ...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền của phụ nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền của phụ nữ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 13 theo hình ...

Chưa đầy 1,5 năm đi vào hoạt động, dù nhận được khá nhiều tiền tài trợ từ các cá nhân, tổ chức chống đối, nhưng tổ chức này vẫn diễn ra cuộc thanh trừng nội bộ. Đây là cái kết tất yếu của những kẻ chống phá đất nước nhằm trục lợi cá nhân.

Đấu đá, thanh trừng nội bộ

Thành lập vào tháng 2/2019, NXBTD đã có các hoạt động in và phát hành các ấn phẩm có nội dung kích động bạo lực chống đối Nhà nước. Mặc dù là một tổ chức tự xưng không lợi nhuận, nhưng số đối tượng cầm đầu vẫn công khai hình thức bán sách với giá khá cao, xuất bản sách với mục đích để phục vụ nhu cầu của một bộ phận chống đối, bất mãn trong xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước.

Một số ấn phẩm của NXBTD đã được công khai trên website như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực” chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc, vu cáo tuyên truyền, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình nhằm tạo dựng lực lượng chống đối, tìm kiếm sự hậu thuẫn của chính giới các nước, từ đó vận động họ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

1138 cover plru
Các ẩn phấm của Nhà xuất bản Tự do tập trung vào tuyên truyền, kích động, lôi kéo lực lượng tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự, chống phá Nhà nước. Ảnh: VOV

Ngày 19/07/2020, 2 đối tượng là thành viên sáng lập NXBTD - Phạm Đoan Trang, người đứng đầu và Nguyễn Phương Hoa, thủ quỹ kiêm điều phối viên, đã công khai đấu tố nhau trên mạng xã hội.

Trong đó, Phạm Đoan Trang đăng bài cáo buộc Nguyễn Phương Hoa tham nhũng ngân quỹ của NXBTD, khiến tiền hỗ trợ không đến tay cá nhân được nước ngoài tài trợ; khẳng định Hoa đã giữ lại khoản quỹ 34.000 USD (gần 800 triệu VNĐ) do Lifeline và Civil Right Defender tài trợ, cả hai đều là tiền hỗ trợ khẩn cấp.

Cách thức tham nhũng là: Gộp hết tiền của nhóm vào một quỹ chung; Tự ra mọi quyết định thu chi; Giao cho con gái, cháu gái, chị gái giữ tất cả các khoản quỹ và sổ sách kế toán; Định kỳ tổ chức các cuộc họp “minh bạch thu chi”, nhưng thành phần tham dự bị giới hạn…

Đáp lại, cùng ngày, Nguyễn Phương Hoa liên tục đăng 6 bài phản bác Phạm Đoan Trang và tự minh oan cho mình. Lập luận của Nguyễn Phương Hoa tố Phạm Đoan Trang gian dối khi vu cáo Hoa nắm hết mọi khoản quỹ, tự ý nhập quỹ các khoản tài trợ, song trên thực tế các khoản tiền tài trợ từ nước ngoài đều do Phạm Đoan Trang chỉ định nơi giữ tiền là Luật Khoa tạp chí có trụ sở ở Mỹ và Việt Liberty có trụ sở tại Úc, sau đó mới rút dần về Việt Nam.

Các chi tiêu trong nhóm đều do Phạm Đoan Trang chỉ đạo và sử dụng không đúng mục đích của bên tài trợ (làm từ thiện trong dịch COVID-19, hỗ trợ 30 triệu đồng cho gia đình Cấn Thị Thêu…). Điểm mấu chốt của xung đột, đấu tố này là do Phạm Đoan Trang muốn gạt toàn bộ ekip của Nguyễn Phương Hoa ra khỏi NXBTD, để đưa một số người mới tuyển ở ngoài vào thay thế, quản lý nhóm.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân cốt lõi của vụ việc là một kế hoạch thay thế nhân sự (thanh trừng nội bộ) của NXBTD, do Nguyễn Trường Sơn đề xuất với Phạm Đoan Trang. Ngoài ra, trao đổi giữa các bên trong vụ việc này cũng tiết lộ việc Lifeline và Civil Rights Defenders tài trợ cho NXBTD, cùng một số thông tin về cách Nhà Xuất bản này tổ chức sinh hoạt, in ấn và quản lý ngân quỹ.

Hiện nay, NXBTD dù về danh nghĩa không do Phạm Đoan Trang điều hành vì đã công khai tuyên bố rút lui từ 9 ngày trước khi vụ việc diễn ra, nhưng toàn bộ nhân sự đều do Phạm Đoan Trang dựng nên, đồng nghĩa với việc Trang sẽ vẫn là người kiểm soát NXBTD và vẫn là kẻ chi phối tài chính, tìm kiếm nguồn tài trợ để tiếp tục các hoạt động chống phá đất nước.

Nhà Xuất bản Tự do cũng như hầu hết các tổ chức chống đối trong nước thời gian qua tồn tại nhờ tiền tài trợ, tiền ủng hộ của người Việt Nam trong và ngoài nước chứ không phải nhờ vào độc giả; thể hiện NXBTD không hề có ảnh hưởng thực sự trong xã hội như họ vẫn rêu rao.

Điều đó đồng nghĩa với việc, thực chất các tổ chức này như kiểu NXBTD chỉ là công cụ, là con rối thực hiện hoạt động chống chính quyền theo ý đồ của bên tài trợ và không hề “độc lập” như họ vẫn khuếch trương và quảng bá mỗi khi tuyên bố thành lập để đánh lừa dư luận.

Thấy gì từ các “phong trào dân chủ”

Qua cuộc đấu đá nội bộ trong NXBTD có thể thấy một số vấn đề khá phổ biến trong sinh hoạt của “phong trào dân chủ” trong nước hiện nay.

Thứ nhất, cuộc đấu tố của Phạm Đoan Trang và Nguyễn Phương Hoa cho thấy các “nhà dân chủ” đang hành xử trái ngược với các giá trị dân chủ. Nếu tôn trọng nguyên tắc dân chủ, Trang đã lấy tư cách thành viên NXBTD để đề nghị tập thể điều tra vụ việc, nhằm xử lý Nguyễn Phương Hoa theo nội quy, rồi công khai xin lỗi nhà tài trợ và dư luận về vụ bê bối tài chính của tổ chức.

Ngược lại, trong vụ việc này, Trang đã nhân danh kẻ sáng lập, nhiều vai trò nhất đối với NXBTD để huy động đám đông trên mạng xã hội đấu tố Nguyễn Phương Hoa. Quyền lực của kẻ được xem là có ảnh hưởng đối với “phong trào dân chủ” như Đoan Trang không vận hành theo lối dân chủ pháp quyền, mà đến từ nền độc tài của đám đông, tương tự những gì mà những người thuộc phái Jacobin đã tạo ra trong cuộc Cách mạng Pháp.

Thứ hai, NXBTD cũng như hầu hết các tổ chức chống đối trong nước thời gian qua tồn tại nhờ tiền tài trợ, tiền ủng hộ của người Việt Nam trong và ngoài nước chứ không phải nhờ vào độc giả; thể hiện NXBTD không hề có ảnh hưởng thực sự trong xã hội như họ vẫn rêu rao.

Điều đó đồng nghĩa với việc, thực chất các tổ chức này như kiểu NXBTD chỉ là công cụ, là con rối thực hiện hoạt động chống chính quyền theo ý đồ của bên tài trợ và không hề “độc lập” như họ vẫn khuếch trương và quảng bá mỗi khi tuyên bố thành lập để đánh lừa dư luận.

Thứ ba, qua vụ NXBTD và các cuộc đấu đá nội bộ công khai trên mạng của “Hội Nhà báo độc lập” do Phạm Chí Dũng cầm đầu, “Hội cứu lấy dân oan” do Mai Dũng cầm đầu, “Tập san Tổ quốc” do Nguyễn Thanh Giang cầm đầu, “Hội Phụ nữ nhân quyền” do Huỳnh Thục Vy cầm đầu… cho thấy các tổ chức phản động kiểu này thiếu chuyên nghiệp, thiếu dân chủ và thiếu minh bạch một cách đáng ngạc nhiên.

NXBTD sau gần 1 năm rưỡi hoạt động vẫn không có điều lệ, nội quy, không có quy trình sử dụng tài chính và nhân sự. Mọi chi tiêu tài chính, đóng băng tài khoản và kỷ luật thành viên dựa trên những quyết định đơn phương của người đứng đầu là Phạm Đoan Trang, chứ không thông qua bất cứ một quy trình dân chủ và minh bạch nào.

Và như vậy, chính hoạt động của NXBTD đã đi ngược lại các giá trị nền tảng của hoạt động nhân quyền, mà nhiều nhà tài trợ và đối tác của họ chắc chắn đã đặt ra. Dẫu vậy, các NGO nhân quyền nước ngoài như Lifeline hay Civil Rights Defenders vẫn tiếp tục chu cấp các gói tài chính khổng lồ cho các nhóm “dân chủ” này, miễn là có hoạt động chống phá trên thực tế và quyết toán được chi tiêu theo hợp đồng đôi bên đã ký kết.

Thứ tư, một phần những con số mà Nguyễn Phương Hoa cung cấp đã hé lộ đời sống lãng phí trong chi tiêu của các “nhà dân chủ” Việt Nam. Riêng trong nửa đầu năm 2020, vốn được xem là đặc biệt khó khăn, NXBTD đã có không ít khoản chi không nhỏ như chuyến đi Hà Nội trị giá 22.000.000 VNĐ để gặp 6 Sứ quán nước ngoài qua một cuộc họp trực tuyến; sẵn sàng chi 12.000.000 VNĐ thuê đạo diễn tạo dựng clip nhằm xin giải thưởng nhân quyền.

Phải chăng đây là lối sống “chính trị bình dân” (tên cuốn sách Đoan Trang viết hay các than thở về cuộc sống nghèo khó, khốn đốn vì chạy trốn sự kiểm soát của công an) mà Trang vẫn thường ca tụng?

Và cái kết của những kẻ trục lợi

Trước vụ việc của NXBTD, vụ các nhóm “dân chủ” phía Bắc bóc mẽ Mai Xuân Dũng, cầm đầu nhóm “Cứu lấy dân oan”, một kẻ có cả trăm bài viết ca thán về số phận cùng cực của “dân oan” và “nhà dân chủ” để móc hầu bao của Việt kiều, đã có sinh hoạt xa hoa, hợm hĩnh trong hành xử khiến đồng bọn phẫn nộ, cay cú, phải “đoàn kết” với nhau cùng bóc mẽ và triệt hạ Mai Xuân Dũng bất chấp y đang là “thủ lĩnh” có ảnh hưởng, “hái ra tiền” cho cái gọi là “phong trào dân chủ” kia.

Một đặc tính của “phong trào dân chủ” là sự phụ thuộc vào “uy tín và ảnh hưởng cá nhân”. Thực tế, NXBTD được thành lập để xuất bản sách của Phạm Đoan Trang, vận hành dưới mệnh lệnh của Phạm Đoan Trang, và chủ yếu tồn tại nhờ uy tín của đối tượng này. Việc ngân quỹ của NXBTD bị thất thoát là có thật, và Nguyễn Phương Hoa phải chịu trách nhiệm về vấn đề này dưới tư cách thủ quỹ.

Tuy nhiên, nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thất thoát không nằm ở lòng tham của Hoa, mà nằm ở việc NXBTD được tổ chức một cách phản khoa học, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch. Một tổ chức không có quy chế sinh hoạt, quy trình quản lý tài chính và nhân sự, vận hành thuần túy theo mệnh lệnh đơn phương của kẻ cầm đầu, thì việc làm thất thoát tiền là tất yếu.

Vì Phạm Đoan Trang đã hài lòng với cung cách hoạt động này suốt gần một năm rưỡi, và trực tiếp ra các quyết định chi tiêu lãng phí dẫn đến thất thoát tiền, nhưng nay Phạm Đoan Trang vẫn rũ bỏ phần trách nhiệm của mình và đổ hết lên đầu Phương Hoa về vụ mất tiền của tổ chức.

Nó cho thấy, cách sinh hoạt của “phong trào dân chủ” không khác thời vua chúa phong kiến, khi tất cả đều tự nguyện “thần phục” kẻ có tiếng nói, ảnh hưởng và mọi phát ngôn của kẻ đó là “tiên chỉ”. Đến chừng nào, kẻ cầm đầu chưa thoái hóa đến mức như Mai Xuân Dũng và gây phẫn nộ như vậy thì nó phát sinh ra “cơ chế đặc biệt” bảo vệ kẻ cầm đầu.

Qua vụ đấu tố của NXBTD, có thể thấy hầu hết những người ủng hộ Phạm Đoan Trang đã kết tội Nguyễn Phương Hoa mà không hề dựa trên bằng chứng. Thay vào đó, họ vin vào lời nói một chiều của Phạm Đoan Trang, và những lý do rất không liên quan như Nguyễn Phương Hoa là “con nhà cộng sản nòi” hay việc Hoa trông gian xảo.

Về phần mình, vì lợi ích cá nhân Phạm Đoan Trang đã phớt lờ việc phân biệt đối xử của những người này. Như vậy, lý tưởng nhân quyền mà Phạm Đoan Trang thường hay rao giảng được dựa trên sự phân biệt đối xử với chính những người cùng hội cùng thuyền với mình?

Tương tự, trong cuộc “nội chiến” của “Hội Nhà báo độc lập”, Phạm Chí Dũng bị đồng bọn tố tham nhũng công quỹ bằng việc sử dụng nhiều “bút danh”, viết theo phong cách na ná nhau, đưa ra nhận định hoang đường về tình hình xã hội Việt Nam để rút tiền bằng nhuận bút. Nhưng rốt cục, Phạm Chí Dũng với sự bảo trợ của RFI và các nhà tài trợ bên ngoài khác, vẫn hất cẳng được “phe nổi dậy”, gạt bỏ toàn bộ phe Dòng Chúa cứu thế khỏi nhen nhóm này.

Từ nhiều năm nay, nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã sa lầy trong vấn nạn tham nhũng, dù chính họ mượn danh chống tham nhũng để hoạt động. Với tôn chỉ mục đích đi ngược lại lợi ích của dân tộc của đất nước, tạo dựng lực lượng nhằm lôi kéo tài trợ, trục lợi cá nhân thì việc sa lầy vào nội chiến, đấu tố lẫn nhau là tất yếu.

Vụ việc tại NXBTD cho thấy lý tưởng về nhân quyền chỉ là vỏ bọc để Phạm Đoan Trang nói riêng, và giới “chống Cộng” che đậy bản chất trục lợi bằng các hoạt động chống Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Dù sớm hay muộn thì bản chất ấy cũng sẽ bị vạch trần và lên án.

Trịnh Hữu Long - cầm đầu “Luật khoa Tạp chí” liên tục than vãn trước thái độ độc tài, kỳ thị của phân nửa giới “dân chủ” Việt Nam trước phong trào Black Lives Matter.

Theo đánh giá của một đối tượng từng là “nhà dân chủ”: Sống trong chăn mới biết chăn có rận, ấn tượng của những nhà dân chủ vừa kể không thể không mô tả một thực trạng của phong trào dân chủ Việt Nam. Và vì thực trạng này được chính họ nhắc lại từ năm này sang năm khác, với một thái độ mệt mỏi và thất vọng, có vẻ ý thức tự sửa sai và năng lực “đổi mới, canh tân” của “phong trào” này còn thấp hơn chính chế độ mà họ đang chống lại.

Hội người Việt Nam tại Shizuoka (Nhật Bản) trao quà cho 70 công dân Việt Hội người Việt Nam tại Shizuoka (Nhật Bản) trao quà cho 70 công dân Việt

Mới đây, Hội người Việt Nam tại Shizuoka, đã hỗ trợ thực phẩm cho khoảng 70 công dân Việt Nam gặp khó khăn trên địa bàn ...

Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức trao 80.000 khẩu trang giúp nhân dân nước bạn chống COVID-19 Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức trao 80.000 khẩu trang giúp nhân dân nước bạn chống COVID-19

Sáng ngày 6/5, tại Hà Nội, đại diện Hội hữu nghị Việt Nam-Đức đã trao 80.000 khẩu trang y tế vải kháng khuẩn, chống giọt ...

Nguyễn Thị Hoàng Yến - Trần Đình An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ban-chat-cua-cai-goi-la-phong-trao-dan-chu-116499.html

In bài viết