Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không?

09:45 | 16/08/2020

Đột tử là một thách thức với cả người bệnh và các chuyên gia. Đến nay, dù phần lớn nguyên nhân được xác định, song không có cách trị dứt điểm. Thậm chí, nhiều ca không thể xác định được nguyên nhân.
Những sai lầm khi tắm dễ dẫn đến đột tử Những sai lầm khi tắm dễ dẫn đến đột tử
Móc họng khi say rượu coi chừng đột tử Móc họng khi say rượu coi chừng đột tử

Hội chứng đột tử là gì?

Hội chứng đột tử (SDS) là một thuật ngữ chỉ một loạt các hội chứng tim ngừng hoạt động đột ngột và có thể tử vong. Một số hội chứng này là kết quả của các vấn đề về tim. Số khác có thể là kết quả của sự bất thường của xung điện sinh học. Tất cả có thể gây ra chết tim đột ngột, ngay cả ở những người khỏe mạnh, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

hoi chung dot tu la gi co the phong ngua khong
Vấn đề về tim được cho là nguyên nhân trực tiếp chủ yếu dẫn đến đột tử. Ảnh: Daily Mail

Hầu hết mọi người không biết mình mắc hội chứng đột tử này cho đến khi tim ngừng đập đột ngột. Nhiều trường hợp SDS cũng không được chẩn đoán chính xác. Khi một người bị SDS và qua đời, cái chết có thể được liệt kê là nguyên nhân tự nhiên hoặc đau tim. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, có thể phát hiện ra các dấu hiệu của hội chứng đột tử.

Một số ước tính cho rằng có ít nhất 4% ca đột tử không có bất thường về tim. Hội chứng đột tử phổ biến ở người trẻ và trung niên. Nếu nguyên nhân cái chết không rõ, họ bị xếp vào nhóm hội chứng đột tử ở người lớn (SADS). Đột tử cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, gọi là SIDS.

Một ví dụ cụ thể là hội chứng Brugada có thể gây ra hội chứng chết đột ngột về đêm (SUNDS). Vì SDS thường bị chẩn đoán nhầm hoặc hoàn toàn không được chẩn đoán nên không rõ có bao nhiêu người mắc hội chứng này. Các ước tính cho thấy cứ 10.000 người thì có 5 người mắc hội chứng Brugada.

Hội chứng QT kéo dài (bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường) là một hội chứng đột tử khác, có thể xảy ra ở 1/7.000 người. Hội chứng QT ngắn thậm chí còn hiếm hơn, chỉ có 70 trường hợp được xác định trong hai thập kỷ.

Đôi khi có thể biết liệu bạn có thể bị đột tử hay không. Bạn có thể điều trị nguyên nhân cơ bản của SDS nếu mắc phải.

Ai có thể bị đột tử?

Đột tử không loại trừ ai. Những người bị hội chứng đột tử thường có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi xảy ra có vấn đề về tim đầu tiên hoặc tử vong. SDS thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc một số bệnh liên quan đến SDS của một người.

hoi chung dot tu la gi co the phong ngua khong
Có những nhóm có nguy cơ đột tử cao hơn, song thực tế, đột tử có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ảnh: New York Times

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại SDS. Chẳng hạn, những người bị SADS (hội chứng đột tử vì loạn nhịp tim) có nguy cơ đột tử cao hơn 20% so với người bình thường.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ca đột tử có một trong những gen này. Chỉ 15 đến 30% các trường hợp được xác nhận mắc hội chứng Brugada có gen liên quan.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng bị đột tử hơn nữ giới.

Vị trí địa lý: Người Nhật Bản và Đông Nam Á có nguy cơ mắc hội chứng Brugada cao hơn.

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, một số bệnh khác và thuốc dùng cũng làm tăng nguy cơ đột tử:

Rối loạn lưỡng cực: Đôi khi bác sĩ kê Lithium để điều trị bệnh này có thể gây ra hội chứng Brugada.

Bệnh tim: Bệnh động mạch vành là bệnh tim phổ biến nhất liên quan đến đột tử. Cứ 2 ca tử vong thì có 1 người bị. Dấu hiệu đầu tiên là tim ngừng đập.

Bệnh động kinh: Mỗi năm, cứ 1.000 người thì có 1 người đột tử do chứng động kinh (SUDEP) xảy ra. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ngay sau một cơn động kinh.

Rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường. Tim có thể đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng như ngất xỉu hoặc chóng mặt, thậm chí đột tử.

Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic cardiomyopathy): Đây là bệnh gây nên tình trạng một phần của tim trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng, dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả, từ đó làm loạn nhịp tim.

Điều quan trọng cần lưu ý là bất chấp các yếu tố rủi ro đã được xác định này, không phải tất cả các ca đột tử đều rơi vào một trong số đó. Thực tế, bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, đều có thể có thể bị đột tử.

Điều gì gây ra đột tử?

Đến nay, nguyên nhân gây ra đột tử vẫn là điều khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Nhìn chung, có có 4 nhóm nguyên nhân chính trực tiếp gây nên đột tử, bao gồm: vấn đề tim mạch, đột quỵ (tai biến mạch máu não), thuyên tắc mạch phổi (cục máu đông làm tắc mạch phổi) và vỡ động mạch chủ.

hoi chung dot tu la gi co the phong ngua khong
Mỗi ca đột tử lại thêm vào một câu đố y học kéo dài hàng thế kỷ. Ảnh minh họa: Virgina Magazine

Sâu xa hơn, đột biến gen có liên quan đến nhiều ca đột tử (nhưng không phải ai đột tử cũng do gen). Một số loại thuốc có thể gây ra các hội chứng có thể dẫn đến đột tử. Ví dụ, hôi chứng QT kéo dài có thể do sử dụng thuốc kháng histamin (Antihistamine), thuốc trị nghẹt mũi, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần.

Các triệu chứng đột tử như thế nào?

Điều tồi tệ là, triệu chứng hoặc dấu hiệu đầu tiên của hội chứng đột tử là cái chết đột ngột.

hoi chung dot tu la gi co the phong ngua khong
Đột tử thường đến bất ngờ, nhưng nhiều trường hợp có dấu hiệu báo động trước. Ảnh: Medical News Today

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đột tử cũng có dấu hiệu “báo động đỏ” sau:

- Đau ngực, đặc biệt là khi tập thể dục thể thao

- Mất ý thức

- Khó thở

- Chóng mặt

- Tim đập nhanh hoặc cảm giác lâng lâng

- Ngất xỉu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi tập thể dục thể thao

Khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, tốt nhất đến gặp bác sĩ để xác định đâu là nguyên nhân.

Cấp cứu và phòng ngừa đột tử như thế nào?

Nếu tim ngừng đập, nhân viên y tế sẽ can thiệp bằng CPR (hồi sức tim phổi) và khử rung tim. Sau khi hồi sức, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) nếu thích hợp. Thiết bị này có thể gây sốc điện vào tim của bạn nếu nó lại ngừng đập trong tương lai. Lưu ý là vẫn có thể bị chóng mặt và bất tỉnh.

Hiện tại không có cách chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân của hội chứng đột tử. Chỉ có thể đặt ICD nếu thực sự có triệu chứng.

Do đó, phòng hơn chống. Chẩn đoán sớm là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa đột tử.

hoi chung dot tu la gi co the phong ngua khong
Sống lành mạnh và tinh thần thoải mái được xem là “thần dược” ngăn ngừa đột tử tốt nhất. “Tâm” khỏe thì “thân” mới khỏe. Ảnh: Metro Continuing Education

Nếu gia đình có tiền sử bị đột tử, bác sĩ có thể xác định xem bạn có mắc hội chứng có thể dẫn đến cái chết bất ngờ hay không. Từ đó, bạn có thể:

- Tránh dùng các loại thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng, như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh.

- Không để sốt kéo dài.

- Tập thể dục, chơi thể thao một cách thận trọng.

- Thực hành các biện pháp tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

- Khám sức khỏe đều đặn.

Ngoài việc tìm đến bác sĩ, cũng nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về tình trạng và sức khỏe tâm thần của bạn. Họ có thể giúp đối phó với những thay đổi bất thường về mặt tâm lý cũng rất có thể dẫn đến hội chứng đột tử.

Trung Quốc: Bác sĩ đột tử vì chống dịch virus corona suốt 18 ngày Trung Quốc: Bác sĩ đột tử vì chống dịch virus corona suốt 18 ngày

Từ Huy - bác sĩ tại bệnh viện ở Nam Kinh, qua đời hôm 7/2 sau 18 ngày làm việc liên tiếp ở tuyến đầu ...

'Tài tử đẹp nhất Đài Loan' đột tử ở tuổi 35 khi đang ghi hình show thực tế

Cao Dĩ Tường - người mẫu kiêm diễn viên được mệnh danh là 'tài tử đẹp nhất Đài Loan' đột tử ở tuổi 35 khi ...

Lục Kiếm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dot-tu-la-gi-co-the-phong-ngua-khong-115458.html

In bài viết