Quy tắc hàng hải mới của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam

17:35 | 06/08/2020

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, phiên bản sửa đổi quy định hàng hải mới đây của Trung Quốc là vô giá trị và đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Rộ tin Trung Quốc ngang nhiên điều chiến đấu cơ đến Trường Sa của Việt Nam Rộ tin Trung Quốc ngang nhiên điều chiến đấu cơ đến Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc gia tăng xâm lấn Biển Đông bằng ngôn từ Trung Quốc gia tăng xâm lấn Biển Đông bằng ngôn từ
quy tac hang hai moi cua trung quoc vi pham chu quyen cua viet nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin Trung Quốc đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

"Việc Trung Quốc đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị.

Trước đó, Trung Quốc đã công bố bản sửa đổi "quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định" được ban hành năm 1974.

Trong văn bản mới, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "Vùng hàng hải Hải Nam - Tây Sa". Tây Sa là tên gọi trái phép Trung Quốc dùng cho quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vùng hàng hải nói trên được Trung Quốc ngang nhiên quy định là khu vực nằm giữa 2 điểm cực Đông và cực Tây trên đảo Hải Nam và 3 điểm ở cực Đông, Tây và Nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc còn thay đổi thuật ngữ, gọi khu vực này là "vùng ven biển", thay cho cụm từ "vùng biển ngoài khơi" trước đây.

Về câu hỏi cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc chính phủ Úc gần đây đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông vì vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, bà Hằng cho biết: "Việc các nước lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc là thực tiễn bình thường trong quan hệ quốc tế".

Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã được thể hiện trong các dịp khác nhau. Việt Nam cho rằng các nước chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về duy trì và thúc đẩy hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông.

Để làm được điều này, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 là thiết yếu.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Trung Quốc ứng cử thẩm phán Tòa Quốc tế về luật biển, Mỹ phản đối gay gắt Trung Quốc ứng cử thẩm phán Tòa Quốc tế về luật biển, Mỹ phản đối gay gắt

Trung Quốc đề cử một ứng viên vào vị trí thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhưng Mỹ đang tìm cách ngăn ...

Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với các nỗ lực của Trung Quốc sử dụng sự cưỡng ép để ...

Trung Quốc thay thuật ngữ trong bản quy tắc hàng hải: Một mũi tên bắn bốn đích Trung Quốc thay thuật ngữ trong bản quy tắc hàng hải: Một mũi tên bắn bốn đích

Trung Quốc muốn tăng "căn cứ pháp lý" cho yêu sách Tứ Sa, cho thấy "không chùn bước" khi bị nhiều nước phản đối về ...

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quy-tac-hang-hai-moi-cua-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-cua-viet-nam-114519.html

In bài viết