Video: Soi 'chim ăn thịt' F-22 lướt gió ngoạn mục trên địa hình hiểm trở

08:07 | 03/08/2020

F-22 được chế tạo với mục đích chiếm ưu thế trên không và trong nhiều trường hợp, thiết lập hành lang an toàn cho các máy bay kém hơn về khả năng tàng hình và cơ động để tiến hành tấn công.
Clip: Tiêm kích F-22 Mỹ như Clip: Tiêm kích F-22 Mỹ như 'hổ mọc thêm cánh'
Máy bay Nga xuất kích, truy đuổi trinh sát cơ Mỹ bay gần khu tập trận Máy bay Nga xuất kích, truy đuổi trinh sát cơ Mỹ bay gần khu tập trận

Nguồn: National Interest

Không quân Mỹ đang có nhu cầu mua thêm F-22 cùng nhiều khí tài quân sự khác để gia tăng lợi thế. Tuy vậy, việc chế tạo thêm nhiều chiếc F-22 không phải là điều có thể thực hiện được trong một sớm một chiều.

Bộ tư lệnh không quân Mỹ đang nỗ lực làm việc để giúp F-22 Raptor có thể hoạt động tốt hơn vào năm 2030 và kéo dài sứ mệnh cho đến năm 2060. Để thực hiện mục tiêu này, không quân Mỹ đang xem xét nâng cấp về mọi mặt cho máy bay chiến đấu F-22 Raptor, trong đó có việc tích hợp hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16.

Không quân Mỹ đã phối hợp với tập đoàn Lockheed lên kế hoạch lắp hệ thống Link-16 cho 189 chiếc F-22, cho phép các lực lượng của Mỹ và đồng minh trao đổi dữ liệu và thông tin tốt hơn.

Link-16 là hệ thống truyền tải thông tin hình ảnh, âm thanh và tín hiệu số, cho phép xử lý dữ liệu tình báo, nhận dạng tình huống, xác định tọa độ mục tiêu để tấn công, tổ chức tác chiến và truyền lệnh trực tiếp tới từng thiết bị phòng thủ hay tấn công. Sở hữu hệ thống này, F-22 có thể tiếp nhận và sau đó gửi thông tin đến các tiêm kích F-35, F-16, F-15 mà không cần phụ thuộc vào việc giao tiếp bằng giọng nói. Một quan chức của tập đoàn Lockheed cho biết, Link-16 có thể đảm bảo mạng lưới tác chiến giữa các máy bay tấn công trong trường hợp mã hóa radio bị tấn công, vô hiệu hóa hoặc bị kẻ thù xâm phạm.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu F-22 phải đối mặt với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hoặc hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương, trong hoàn cảnh không thể liên lạc qua radio, phi công có thể vẫn gửi thông tin cảnh báo hoặc các dữ liệu cảm biến tới máy bay khác.

Video: Tiêm kích Su-27 xuất kích chặn máy bay do thám Mỹ ở Biển Đen Video: Tiêm kích Su-27 xuất kích chặn máy bay do thám Mỹ ở Biển Đen
Mỹ bị tố điều tiêm kích Mỹ bị tố điều tiêm kích "giở trò" để dụ phòng không Syria bắn nhầm máy bay chở khách của Iran

Hà Linh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/video-soi-chim-an-thit-f-22-luot-gio-ngoan-muc-tren-dia-hinh-hiem-tro-114121.html

In bài viết