Nhiều nước phản đối việc Tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông

14:35 | 03/07/2020

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. 
Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông
Lãnh đạo các nước ASEAN đề nghị nối lại đàm phán COC trên Biển Đông Lãnh đạo các nước ASEAN đề nghị nối lại đàm phán COC trên Biển Đông
4924 cong ham 1
Tàu Hải Dương 4 hoạt động trên Biển Đông hôm 1/7. Ảnh: US Navy.

Việt Nam trao công hàm phản đối

Chiều 2/7, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo tập trận ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1 - 5/7.

Trả lời câu hỏi trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

"Tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia và các quy định của UNCLOS có ý nghĩa quan trọng đối với duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới", bà Hằng nói thêm.

Theo quy định tại Điều 56 và 77.1 của UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên và quyền tài phán tại EEZ và thềm lục địa. Các quốc gia thành viên của UNCLOS, trong đó có Trung Quốc, chỉ được phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học biển khi có sự đồng ý từ trước của nước ven biển liên quan.

Trước đó, trang tin Benar News của Philippines dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết tàu thăm dò Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã đi vào EEZ của Việt Nam ngày 14-16/6, có thời điểm cách bờ biển Việt Nam chỉ 200 hải lý và cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 182 hải lý. Tàu Hải Dương 4 chỉ đi một mình, dù một tàu hải cảnh Trung Quốc được phát hiện gần đó.

Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.

"Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động này trong tương lai", bà Thu Hằng nói.

Năm 2019 Trung Quốc cũng từng ngang nhiên ra thông báo cấm các tàu thuyền vào hai khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để phục vụ cho cuộc huấn luyện quân sự bắn đạn thật.

4959 cong ham 2
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp - Ảnh: CSIS/AMTI

Philippines quan ngại việc Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 2/7 thể hiện quan ngại về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

"Đây là vấn đề rất đáng lo ngại. Chúng tôi rất cảnh giác về vấn đề này", ông Lorenzana tuyên bố sau khi các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Ông Lorenzana cho biết Philippines sẽ không phản đối nếu Trung Quốc tập trận ở phần biển của mình, nhưng nếu Bắc Kinh đi quá giới hạn, Manila sẽ "gióng hồi chuông báo động" tới toàn khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng cho biết quốc gia của ông đã tập trận cùng Mỹ trước đây.

"Người Trung Quốc có thể tập trận trong vùng nước của họ, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và tôi cho rằng điều đó ổn", ông nói và nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc vượt quá vùng biển của mình thì đó là hành động "vô cùng khiêu khích".

Ông Lorenzana cũng tái khẳng định sự phản đối về kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc tại Biển Đông.

"Họ không nên làm thế. Nếu họ làm thế và cố gắng kiểm soát không phận và hải phận, cũng như yêu cầu các bên khác xin phép để đi qua, thì đó sẽ là một câu chuyện khác", ông nói.

Cũng trong ngày 2/7, ông Lorenzana tiết lộ rằng hoạt động phá rối của Trung Quốc đối với tàu cá và tàu của Chính phủ Philippines đã "tăng nhẹ".

"Chỉ từ tháng 8-2019 đến đầu 2020 đã có gần 20 vụ quấy rối do Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Cảnh sát biển Trung Quốc, tàu cá thương mại và dân quân hàng hải Trung Quốc thực hiện", ông Lorenzana cho biết.

Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông

"Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn ...

Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/6 cho biết trên Twitter rằng Mỹ vừa gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của ...

Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên ...

Hải Doan (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-nuoc-phan-doi-viec-tau-tham-do-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-111595.html

In bài viết