Những "vũ khí" chống "giặc" Covid-19: Bài 2 - 10 tỷ lần nhắc nhau chống dịch

19:34 | 26/06/2020

Lần đầu tiên trong lịch sử, các thuê bao điện thoại khi thực hiện cuộc gọi đi thay vì nghe tiếng tút truyền thống sẽ được nghe lời nhắc chống dịch Covid-19. Cả nước hiện có khoảng 135 triệu thuê bao điện thoại di động, tính bình quân 1 tháng có hơn 5 tỷ cuộc gọi. Như vậy, chỉ trong 2 tháng cao điểm, người Việt đã có đến 10 tỷ lời nhắc nhau phòng Covid. Đây được đánh giá là một cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả không ngờ.
nhung vu khi chong giac covid 19 bai 1 ong but gao Những "vũ khí" chống "giặc" Covid-19: Bài 1 - Ông Bụt…Gạo
khai mac hoi nghi cap cao asean lan thu 36 tap trung phuc hoi kinh te do anh huong cua covid 19 Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36: Tập trung phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19

Ý tưởng từ phát biểu của Thủ tướng

“Hãy thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, vừa chống dịch hiệu quả” - Khánh Linh (23 tuổi, Hà Nội) nhắc theo lời nhạc chờ.

“Tôi nghe khẩu hiệu này mỗi lúc gọi điện, từ bỡ ngỡ thành thói quen. Mỗi lần nghe câu đó là tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và với chính bản thân mình lại tăng cao hơn”, Linh kể.

Đó không chỉ là tâm sự của Khánh Linh mà cũng là tâm lý chung của người dùng thuê bao di động khi được nghe câu khẩu hiệu nhắc nhở từ điện thoại.

Đồng thời, đó cũng là ý nghĩa của lời nhắc được lấy ý tưởng của lời phát biểu của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian chống dịch Covid-19.

Sau khi cả nước kiểm soát được dịch bệnh trong cộng đồng, phát biểu tại Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung đẩy mạnh kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả.

4405 db542f959cd5758b2cc4
Nhạc chờ của các nhà mạng góp phần tuyên truyền công tác chống dịch Covid-19

Lấy ý tưởng từ câu nói của Thủ tướng, Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế đề nghị chuyển đổi thông điệp thành nhạc chờ.

“Trước đó, để chung tay truyền tải các thông điệp của Chỉ thị số 16/CT-TTg, từ 30/3, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Chỉ đạo đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông truyền tải thông điệp: “Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết" thông qua âm báo được phát mỗi khi thực hiện một cuộc gọi – ông Nguyễn Đình Anh (Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế) cho biết.

Hiệu quả tăng dần theo cấp số nhân

Thực tế đó cho thấy cách thức mới mẻ này lần đầu tiên được sử dụng đã đạt được hiệu quả truyền thông nhất định.

Theo thông tin từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin - Truyền thông, từ ngày 30/3, các doanh nghiệp đã cài đặt âm nhạc chờ đối với các cuộc gọi trong nước khởi phát từ 135 triệu thuê bao di động.

Trong đó, số liệu từ đại diện mạng Vinaphone cho biết bình quân một tháng có ước chừng 1,5 tỷ cuộc gọi. MobiFone cũng có số lượng tương đương. Chỉ riêng mạng Viettel có lượng thuê bao vượt hẳn (chiếm hơn 52% tổng số thuê bao). Từ số liệu thống kế đó, các chuyên gia đánh giá sơ bộ hàng tháng có khoảng 6 tỷ cuộc gọi từ thuê bao của 3 mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam.

Nói quy mô như vậy để thấy với ít nhất hơn 5 tỷ lời nhắc trong một tháng và tăng dần theo cấp số nhân trong gần 3 tháng chống dịch, người dân gần như luôn được túc trực nhắc nhở về dịch bệnh Covid-19. Thực sự, đó là cách làm vô tiền khoáng hậu.

4304 old man 800x450
Nhạc chờ chống dịch là một sáng kiến đầy hiệu quả ở Việt Nam

Bên cạnh đó, nhiều tin nhắn được gửi đến các thuê bao hoặc qua mạng xã hội Zalo. Theo tổng kết, có 15 tỷ tin nhắn được nhắn đi trên các thuê bao điện thoại của các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone, VietNamMobile,... Riêng đối với Zalo có khoảng 5 tỷ tin nhắn.

Truyền thông sáng tạo

Ông Đình Anh cho biết thêm, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tuyên truyền phòng chống dịch, tất cả các loại hình đa phương tiện đều được Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế áp dụng một cách triệt để.

Cụ thể, Ban chỉ đạo đã tận dụng triệt để các mạng xã hội như Facebook, Lotus, Gapo, đặc biệt là Tiktok với lượng view tương đối lớn trong công tác tuyên truyền chống dịch.

Nhờ các hình thức truyền thông đa dạng, các ca bệnh trong cộng đồng sớm được phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý, ngăn chặn lây lan, nhờ đó kiểm soát được dịch bệnh.

Hiện nay, tuy chưa có tổng kết và đánh giá cụ thể về hiệu quả của các hình thức truyền thông trên vì các hoạt động vẫn tiếp tục, nhưng qua nhận định của một số cơ quan đánh giá độc lập, có thể thấy việc tuyên truyền dưới các hình thức này đã đem lại kết quả rất tích cực, đặc biệt là việc nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.

Mai Thương

nhung vu khi chong giac covid 19 bai 1 ong but gao Những "vũ khí" chống "giặc" Covid-19: Bài 1 - Ông Bụt…Gạo

Khi dịch đã thành giặc thì phải có vũ khí hữu hiệu để chiến đấu. Với truyền thống dân ta thì đánh giặc là quyền ...

tong lanh su quan viet nam tai san francisco trao 15000 khau trang giup ba con viet kieu chong covid 19 Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco trao 15.000 khẩu trang giúp bà con Việt kiều chống COVID-19

Vừa qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã trao tặng 15.000 khẩu trang cho cộng đồng người Việt Nam tại khu ...

virus sars cov 2 co kha nang lam ton thuong toan bo he than kinh Virus SARS-CoV-2 có khả năng làm tổn thương toàn bộ hệ thần kinh

Các nhà khoa học Trường đại học tổng hợp Northwestern Hoa Kỳ cho biết, SARS-CoV-2 có khả năng làm tổn thương toàn bộ hệ thần ...

MAI THƯƠNG

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-vu-khi-chong-giac-covid-19-bai-2-10-ty-lan-nhac-nhau-chong-dich-111173.html

In bài viết