Châu Âu đối mặt với các vấn đề khó khăn trong tranh chấp ở Biển Đông

08:07 | 26/06/2020

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về Biển Đông, Tiến sỹ Gerhard Will tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử”.
cang thang gia tang o bien dong asean doi mat nhieu thach thuc an ninh phuc tap Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông: ASEAN đối mặt nhiều thách thức an ninh phức tạp
tang cuong cach tiep can khu vuc doi voi tranh chap tren quan dao hoang sa Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa

5928 bien dong
Trung Quốc đã xây phi pháp một đường bằng dài khoảng 3 km trên đá Chứ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Các nước Châu Âu và các quốc gia ven Biển Đông đã có một mối quan hệ gần năm trăm năm. Trong một thời gian dài, mối quan hệ này được định hình bởi chủ nghĩa đế quốc thực dân. Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 thì mối quan hệ này mới dần phát triển thành đối thoại chính sách một cách công bằng. Quan hệ kinh tế phát triển nhanh hơn nhiều. EU và các quốc gia thành viên duy trì mối quan hệ thương mại sâu rộng với các nước ASEAN và Trung Quốc. Hơn nữa, với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất vào Đông Nam Á, Châu Âu có rất nhiều thành công trong hợp tác phát triển với khu vực này.

Với những cam kết kinh tế của mình, EU đang tham gia vào quá trình nổi lên về kinh tế rất nhanh chóng và sự hội tụ chặt chẽ về kinh tế của Đông Á. Điều này được thể hiện không chỉ qua nhừng thống kê về thương mại mà cá những chuỗi sản xuất trải dài nhiều quốc gia.

Cho đến nay, họp tác kinh tế không phát triển cùng lúc với bất cứ cấu trúc an ninh bền vững nào cả, mặc dù nhiều diễn đàn đã được lập nên để thảo luận các vấn đề chính sách an ninh, như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), và gần đây là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Nguyện vọng của các nước ASEAN là hình thành một cộng đồng anh ninh-chính trị. Nhưng đến nay thi các sáng kiến này đều mang lại ít kết quả thiết thực. Khu vực Đông Á tiếp tục phải đối mặt với một chuỗi các xung đột nội bộ và quốc tế, một số trong đó đã diễn ra đầy bạo lực. Tinh thần và hành động dân tộc chủ nghĩa tiếp tục định hình tình hình chính trị ở phần lớn các quốc gia Đông Á, một số đã dẫn đến các chương trình quân sự tốn kém.

Qua hàng nghìn năm, Biển Đông đã giúp đảm bảo giao thương và trao đổi hàng hoá giữa các vùng rừng sâu không tiếp cận được bằng đường bộ. Tuy nhiên, từ những năm 1970 ở khu vực này đã xảy ra nhiều xung đột. Nhiều yếu tố như giành tài nguyên thiên nhiên, tính họp pháp của quy tắc quốc gia, và sự mất cân bằng trong quyền lực dẫn đến những xung đột giữa nhiều bên với nhũng lợi ích rất khác nhau. Những cố gắng giải quyết các xung đột chỉ đạt được những thoả thuận đầy bất đồng (modus vivendi). Căng thẳng leo thang rõ rệt từ cuối thập niên trước.

Dù cho có đánh giá các xung đột này trên từng khía cạnh riêng rẽ thế nào đi nữa thì một điều không thể chối cãi là sự leo thang căng thẳng, có thể dẫn đến xung đột quân sự, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế ở khu vực Đông Á cũng như châu Âu và thế giới. Vậy EU có cách nào để, qua con đường chính trị, giúp đảm bảo lợi ích kinh tế của mình đồng thời giúp giảm căng thẳng hiện nay ở khu vực?

0008 chuyen gia bien dong1
Chuyên gia về Biển Đông Gerhard Will - Ảnh: Thanh Bình/TTXVN

Những điều kiện hiện nay là khá thuận lợi để EU đảm nhận một vai trò lớn hơn trong quyết định chính sách. Khác với Đông Bắc Á và Trung Á, Trung Quốc và Đông Nam Á có một mối quan hệ truyền thống lâu đời với Châu Âu, trước cả thời thực dân đế quốc. Các quốc gia ASEAN đã bày tỏ hoan nghênh một vai trò lớn hơn của EU ở Biển Đông, mặc dù các tín hiệu từ mỗi quốc gia có khác nhau về mức độ. Trung Quốc thì chỉ trích vai trò này của EU, nhưng nước này không có lí lẽ nào để bảo vệ quan điểm này của mình chừng nào quốc gia này còn hoan nghênh vai trò kinh tế của châu Âu và Trung Quốc còn duy trì ảnh hưởng chính trị của mình ở các nơi khác trên thế giới. Trong khi Châu Âu không có một mô hình hay một giải pháp đột phá nhàm giải quyết các xung đột ở Biển Đông, Châu Âu đã thu được rất nhiều kinh nghiệm với các xung đột tương tự. Những kinh nghiệm này có thể sẽ hữu ích và điều này đã được một số báo chí Trung Quốc công nhận.

Nhưng liệu những điều kiện thuận lợi để tăng cường sự tham gia về chính trị của EU có được tận dụng hay không hiện nay tuỳ thuộc vào thế lực nào ở Biển Đông tỏ thái độ cứng rắn. Liệu lợi thế sẽ nghiêng về các nước chủ trương cùng khai thác quản lí tài nguyên thiên nhiên và thiết lập một cấu trúc an ninh khu vực hay về phía các nước chủ trương phân chia ranh giới và đánh dấu các vùng đặc quyền kinh tế với hậu thuẫn quân sự tương ứng? Trong trường hợp đầu tiên, Châu Âu có thể là một đối tác quan trọng trong khu vực, với điều kiện Châu Âu cần có những đóng góp nhằm hoàn thiện vai trò của mình. Trong trường họp này, một số điểm cần được nhắc đến hoặc thay đổi:

Năm 2012, “Châu Á” chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách an ninh và đối ngoại của Châu Âu. Do vậy, các xung đột ở Biển Đông cũng rất được Brussels quan tâm. Nhưng do các vấn đề cấp bách ở nội bộ EU và khu vực lân cận, cũng như khủng hoảng tài chính và tiền tệ ở EU, Châu Á và các xung đột này có nguy cơ không nhận được sự quan tâm xứng đáng.

Để duy trì quan tâm dài hạn vào vấn đề này, cần phải bổ nhiệm các chính khách EU chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực hoặc khu vực cụ thể, đảm bảo sự họp tác cần thiết được triển khai giữa các cơ quan khác nhau cũng như đại diện sở tại của EU. Các chính khách này cần thiết lập các liên kết chặt chẽ giữa các định hướng chính sách và các dự án họp tác cụ thể của EU.

Một trong các ưu tiên hàng đầu của các đại diện này sẽ là xác định các lĩnh vực khả thi để xúc tiến, đi đến những hoạt động thực tiễn trong số danh sách dài các lĩnh vực hợp tác đã được nêu trong kế hoạnh hành động ASEAN-EU vào tháng 4/2012 và các Định hướng chính sách đối ngoại và an ninh của EU ở Đông Á từ 15/4/2012. Việc tập trung các nỗ lực này sẽ góp phần hoàn thiện chính sách của EU và đẩy mạnh hình ảnh của EU với các đối tác bên ngoài.

Sự minh bạch và độ tin cậy chính sách của EU cũng phụ thuộc không nhỏ vào mức độ đồng thuận giữa các nước thành viên với các định hướng chung về xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia ở Biển Đông. Các định hướng này cũng cần có một sự linh hoạt nhất định cho các nước thành viên. Nhưng nếu không có một bộ nguyên tắc chung tối thiểu trong vấn đề này, EU sẽ rất khó có thể được coi là một đối tác an ninh đáng tin cậy, thậm chí có thể không hề được coi trọng./.

dau tranh voi cac hoat dong loi dung van de ton giao chia re khoi dai doan ket dan toc Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực ...

luat phap hay chien tranh hay de co che toa an lam diu cac tranh chap o chau a Luật pháp hay chiến tranh: Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của Jerome A. Cohen là giáo sư và là đồng viện trưởng tại Viện Luật pháp ...

tranh chap hoang sa cac van de dia chien luoc va vai tro cua luat phap quoc te trong viec tang cuong hop tac Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác

Tại Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử, Giáo sư Carlyle A. Thayer đã có bài tham luận "Tranh ...

Hải Doan

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chau-au-doi-mat-voi-cac-van-de-kho-khan-trong-tranh-chap-o-bien-dong-111125.html

In bài viết