Trung Quốc cảnh báo phức tạp ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông

09:42 | 24/06/2020

Theo AFP, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo tình hình ngày càng phức tạp trên biển Đông khi Mỹ gia tăng sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
my gui cong ham len lhq bac yeu sach cua trung quoc o bien dong Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?
my them gan 2000 ca tu vong trump canh bao trung quoc ganh hau qua vi covid 19 Mỹ thêm gần 2.000 ca tử vong, Trump cảnh báo Trung Quốc gánh hậu quả vì Covid-19
1516 trung my
Hoa Kỳ điều hành các hoạt động thường xuyên ở Biển Đông. Ảnh: AFP

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) rằng “quân đội Mỹ đang triển khai những con số "chưa từng có" tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố với hải quân Trung Quốc”.

Căng thẳng giữa hai siêu cường quốc này đã tăng vọt trên nhiều mặt trận kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức năm 2017, cả hai nước đều ra sức "nắn gân" nhau trong các lĩnh vực ngoại giao và quân sự.

Các hoạt động thường xuyên của Mỹ ở Biển Đông, hiện là điểm nóng tại khu vực, đã khiến Bắc Kinh tức giận, đó là lý do hải quân Trung Quốc thường cảnh báo các tàu Mỹ tiếp cận khu vực. Còn Bắc Kinh lại gây phẫn nộ đối với dư luận thế giới khi ngang nhiên xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông.

Ông Ngô Sỹ Tồn (Wu Shicun), chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông, cho biết: "Việc triển khai quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chưa từng có và đều có khả năng xảy ra sự cố quân sự hoặc một vụ nổ súng bất ngờ".

Trong một báo cáo của Viện nghiên cứu về sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực do ông Ngô Sỹ Tồn trình bày, Mỹ đã triển khai 375.000 binh sĩ và 60% tàu chiến ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và 3 tàu sân bay Mỹ đã được điều đến đây.

Ông cũng chỉ ra rằng trong 8 năm nhiệm kỳ của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, hải quân Mỹ tiến hành 4 chiến dịch tự do hàng hải, trong khi dưới thời Tổng thống Donald Trump, con số này đã tăng lên 22 chiến dịch.

Để tiến tới hòa giải, trong bài báo cáo, ông Ngô cũng nhấn mạnh rằng quân đội hai nước cần "đẩy mạnh đối thoại" để "ngăn chặn sự hiểu lầm và tính toán sai lầm về chiến lược".

Hai bên cũng nên tiến hành các cuộc họp quân sự cấp ca liên tục, mở đường dây liên lạc trực tiếp qua điện thoại và thúc đẩy các cuộc diễn tập hải quân chung.

Theo báo cáo, Trung Quốc không coi Mỹ là một đối thủ tiềm năng hay không có bất cứ dự tính nào về " một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng mới với Mỹ", đồng thời cảnh báo rằng "mối quan hệ quân sự xấu đi sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra các rắc rối, xung đột hoặc thậm chí là khủng hoảng quân sự giữa hai cường quốc".

Tàu chiến Mỹ - Nhật diễn tập ở Biển Đông

Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển USS Gabrielle Giffords gặp tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) để tiến hành cuộc diễn tập chung trên Biển Đông. Tuy nhiên vị trí cụ thể của cuộc diễn tập không được tiết lộ.

trung quoc canh bao phuc tap nga y ca ng tang khi my tang cuong hien dien o bie n dong
Tàu tác chiến ven biển USS Gabrielle Giffords (ngoài cùng, bên phải), tàu huấn luyện JS Kashima (giữa) và JS Shimayuki (ngoài cùng, bên trái) diễn tập tại Biển Đông, ngày 23/6. Ảnh: US Navy.

Theo Hải quân Mỹ, tàu chiến Gabrielle Giffords được triển khai tới vùng hoạt động của Hạm đội 7 để "hỗ trợ an ninh và ổn định tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Mỹ đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải rất thường xuyên gần đây nhằm "nắn gân" Bắc Kinh và không hề có ý dừng lại.

Ngày 21/6 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ đã thông tin về ba nhóm tác chiến cùng hoạt động tại biển Philippines, cửa ngõ tiến vào biển Đông, động thái chưa từng có trong suốt nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia, đây là thông điệp mạnh mẽ của Mỹ gửi tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực, kể cả khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới.

Các nước châu Á không muốn bị buộc phải lựa chọn giữa hai nước. Nếu Washington cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc hoặc Bắc Kinh tìm cách xây dựng một phạm vi ảnh hưởng độc quyền ở châu Á - hai bên sẽ bắt đầu một cuộc đối đầu kéo dài hàng thập kỷ và khiến các nước châu Á bị ảnh hưởng kéo dài cả thế kỷ, theo The Guardian.

bo ngoai giao my trung quoc nen ngung hanh dong bat nat o bien dong Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc nên ngừng "hành động bắt nạt" ở Biển Đông

Ngày 18/4, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc ngừng "hành động bắt nạt” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các báo ...

hoc gia quoc te quan ngai truoc cac hanh dong don phuong cua trung quoc tren bien dong Học giả quốc tế quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Học giả tại Trường Đại học Tổng hợp Charles (Czech) bày tỏ quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông, đe ...

bo quoc phong my len an tau trung quoc dam chim tau ca viet nam o bien dong Bộ Quốc phòng Mỹ lên án tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông

Ngày 9/4, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra tuyên bố phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu ...

Thùy Phùng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-canh-bao-phuc-tap-nga-y-ca-ng-tang-khi-my-tang-cuong-hien-dien-o-bie-n-dong-111004.html

In bài viết