Việt Nam tăng cường bảo vệ trẻ em trong phòng, chống COVID-19

09:02 | 08/05/2020

Đại dịch COVID-19 là khoảng thời gian có nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói riêng và đối với phúc lợi cá nhân, phúc lợi xã hội do sự bất ổn định đột biến mang tính toàn cầu. Để phòng ngừa lây nhiễm diện rộng đối với trẻ em, Cục Trẻ em đã ban hành công văn số 103/TE-CSTE ngày 23/3/2020 chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố. Công văn nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vê trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh tại địa phương.
viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19 Tổ chức, cá nhân trong các tôn giáo đã ủng hộ gần 19 tỉ đồng chống dịch COVID-19
viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19 UNICEF cảnh báo tình trạng hàng triệu trẻ em không được tiêm vaccine vì COVID-19
viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19
Việt Nam tăng cường bảo vệ trẻ em trong phòng, chống COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/3/2020 đã tuyên bố thế giới đang trải qua đại dịch toàn cầu với chủng vi-rút Corona mới (COVID-19 hoặc SARS-CoV-2).

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công bố tình trạng dịch COVID-19 tại Việt Nam (ngày 01 tháng 4 năm 2020). Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương đã và đang quyết liệt ngăn chặn và làm chậm tốc độ lây nhiễm dịch bệnh này.

Các khu cách ly tập trung đã được thiết lập. Trong số những người được cách ly có trẻ em và phụ nữ. Họ có những nhu cầu đặc thù do lứa tuổi và đặc điểm giới cần được quan tâm, tạo điều kiện và đáp ứng. Trong điều kiện có thể ở mức tối đa, các cơ sở cách ly tập trung cần đáp ứng các nhu cầu an toàn của họ.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội để phòng, chống sự lan truyền của dịch, nhiều người phải ở nhà, chỉ ra ngoài vì những nhu cầu thiết yếu. Học sinh không trở lại trường từ sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền và thực hiện việc học tập chủ yếu trên không gian mạng.

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai sớm, đồng bộ, triệt để đã khiến Việt Nam trở thành một hình mẫu về tính hiệu quả phòng, chống dịch. Tuy vậy, bên cạnh các tác động chưa thể tính toán đủ đối với sự suy giảm về tăng trưởng kinh tế còn hàng loạt tác động khác về xã hội, tinh thần…

Từ giữa tháng 3/2020, số lượng người được cách ly tại các khu cách ly tập trung ngày càng tăng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cập nhật vào 05 giờ ngày 17/3/2020, có 2.668 nữ giới (trong đó có 53 phụ nữ mang thai) và 194 trẻ em; riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội có 14 phụ nữ mang thai, 118 trẻ em được chăm sóc tại các khu cách ly tập trung.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điều phối việc thực hiện quyền trẻ em và chủ trì công tác bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật trẻ em (khoản 1 và khoản 5 Điều 82) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) tại Việt Nam, Tổ chức Liên Hợp Quốc về phụ nữ (UN Women) và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động vì quyền trẻ em (Save Children, Child Fund) nhanh chóng biên soạn các tài liệu hướng dẫn an toàn, bảo vệ trẻ em, phụ nữ tại các khu cách ly tập trung. Hơn 50.000 bản in của 02 loại tài liệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh đã được Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) chuyển đến tất cả các cơ sở cách ly trong toàn quốc. Hai loại tài liệu này gồm 01 tài liệu dành cho cán bộ quản lý và các nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc những người phải cách ly tập trung theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19. Và 01 tài liệu dành cho chính trẻ em và người chưa thành niên đang được chăm sóc cách ly.

Nội dung tài liệu được biên soạn ngắn gọn, thiết kế sinh động, thân thiện. Các tài liệu này khuyến nghị trong điều kiện có thể ở mức tối đa, các cá nhân ở vị trí quản lý và chăm sóc y tế tại cơ sở cách ly tập trung cần đáp ứng các nhu cầu an toàn của trẻ em và phụ nữ (i) về nơi ở (phòng ngủ, khu vệ sinh, hệ thống kỹ thuật và cơ chế giám sát an toàn); (ii) về vệ sinh và dinh dưỡng (nước sạch, chế độ dinh dưỡng, điều kiện cho việc nuôi con bằng sữa mẹ; điều kiện kết nối với các dịch vụ tư vấn online…); (iii) về thông tin (công khai thông tin về đội ngũ nhân lực chăm sóc và về các chính sách, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại khu cách ly, bảo vệ thông tin bí mật đời tư…) và (iv) về an toàn khỏi bị bạo lực và xâm hại tình dục (phân công người đầu mối về bảo vệ trẻ em và phụ nữ, các cơ chế, biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời các nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em và phụ nữ….).

Ghi nhận của các phương tiện thông tin đại chúng cũng cho thấy đội ngũ phục vụ tại các cơ sở cách ly cũng đã làm tốt trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ em mà trước đó họ chưa có những trải nghiệm tương tự. Ví dụ: việc chế biến những suất ăn riêng cho trẻ nhỏ hay hỗ trợ việc tổ chức những cuộc kỷ niệm sinh nhật cho trẻ em trong bối cảnh cách ly.

Với phương châm hành động trong phòng chống đại dịch COVID-19 của Chính phủ: “không một ai bị bỏ lại phía sau” thì đối với phụ nữ và trẻ em, họ không những không bị bỏ lại mà còn được ưu tiên chăm sóc.

Một chiến dịch truyền thông online đã được triển khai để kịp thời hướng dẫn việc giải quyết những vấn đề của trẻ em, cha mẹ và giáo viên trong bối cảnh giãn cách xã hội. Trong khi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế thành công với việc truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch cho người dân thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các tổ chức quốc tế cũng đã kịp thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giải quyết những vấn đề về sang chấn tâm lý và các tác động không mong muốn khác do giãn cách xã hội đối với trẻ em và người chưa thành niên.

Một sê-ri sản phẩm truyền thông sử dụng cho môi trường mạng, đặc biệt cho mạng xã hội và các website đã được phổ biến. Hầu hết các sản phẩm này đều thể hiện tính hấp dẫn và thân thiện cả về hình thức thiết kế lẫn nội dung. Đặc biệt hơn, các sản phẩm này có sự kế thừa các tài liệu phổ biến toàn cầu của Unicef và các tổ chức quốc tế khác nhưng đã được địa phương hóa rất nhanh để chạy đua với diễn biến của dịch bệnh và những vấn đề phát sinh của giãn cách xã hội.

Có thể nêu ở đây các bộ tài liệu:

Bộ tài liệu gồm 6 nhóm nội dung giúp cha mẹ và người chăm sóc trẻ em có thể tận dụng thời gian giãn cách xã hội để tạo ra những mối quan hệ tâm lý, tình cảm mà bình thường họ khó có cơ hội làm được. Bộ tài liệu này cũng chỉ dẫn họ cách giúp con cái và chính mình giải quyết những vấn đề về tâm lý, tình cảm phát sinh do bị hạn chế giao tiếp xã hội. Những kinh nghiệm và bài học này có thể áp dụng trong cuộc sống gia đình sau COVID-19.

Bộ tài liệu gồm 02 nhóm nội dung dành cho cha mẹ và dành riêng cho trẻ em để giải quyết những nguy cơ hoặc bị xâm hại trên môi trường mạng. Chính phủ và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã thành công với giải pháp giãn cách xã hội trước tiên và giảm giãn cách sau cùng đối với học sinh, đồng thời tận dụng cơ hội này để “diễn tập” việc giáo dục trực tuyến (online) cho cả các nhà trường, giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tính 2 mặt của môi trường trực tuyến cũng bộ lộ rõ hơn bao giờ hết. Đã xuất hiện các nguy cơ và hành vi, “âm mưu” xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong bối cảnh học trực tuyến gia tăng đột biến. Các “âm mưu” này có thể gồm 04 nhóm được bộ tài liệu này chỉ ra: (i) Thông tin xấu độc (Khi học tập, giải trí, hoặc tương tác trong không gian mạng, các em có thể bắt gặp nội dung không phù hợp với lứa tuổi hoặc độc hại như bạo lực, khiêu dâm, bịa đặt, xuyên tạc). (ii) Xâm hại đời tư (Thông tin, hình ảnh trẻ em được trẻ em hoặc cha mẹ đăng tải hay chia sẻ lên không gian mạng có để được sao chép và chia sẻ lại một cách dễ dàng, nhanh chóng và việc gỡ bỏ gần như không thể. Thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, thông tin/ hình ảnh cha, mẹ, anh, chị, em hay thậm chí thông tin /hình ảnh nhạy cảm bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu riếu hay đe dọa trẻ em) (iii) Bắt nạt (Trẻ em có thể bị cư dân mạng chế giễu, cợt nhả, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý ngoài mong muốn, làm các em khó chịu. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa, làm mất mặt hoặc thông tin/ hình ảnh có liên quan của em bị xuyên tạc. Bắt nạt qua tin nhắn trên điện thoại hay email hay các trang mạng xã hội là một hiện tượng khá phổ biến làm trẻ em lo âu, hoảng sợ, nặng hơn là khó tự kiểm soát kém và tính khí bất thường). (iv) Xâm hại tình dục (Không gian mạng là môi trường tiềm ẩn cho một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen, và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như chat sex, “khoe hàng” qua webcam hoặc chia sẻ hình ảnh/clip nhạy cảm. Bọn chúng thể dùng chính các hình ảnh hay clip trẻ em chia sẻ hoặc do chúng ghi lại này để ép buộc, đe dọa khiến trẻ em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác, nếu không họ dọa sẽ tung các hình ảnh hay clip này đến gia đình, bạn bè hoặc lan truyền rộng rãi. Hẹn hò xâm hại tình dục trong đời thực).

Bộ tài liệu hướng dẫn cha mẹ và người chăm sóc trẻ phòng tránh, xử lý những tai nạn thương tích ở trẻ em thường gặp trong ngôi nhà và môi trường xung quanh nhà, đặc biệt khi trẻ em phải ở nhà một mình hoặc thiếu sự giám sát thường xuyên của cha mẹ. Bằng chứng cho thấy dù ở trong ngôi nhà và không đi xa không gian sống gần nhà thì tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em vẫn khá phổ biến. Các loại tai nạn thương tích được chỉ dẫn gồm: rơi ngã, đuối nước, ngộ độc, bỏng, điện giật, ngạt tắc đường thở, bị vật sắc nhọn đâm, bị súc vật hoặc côn trùng gây tổn thương. Đặc biệt trong bộ tài liệu này, có thêm một tài liệu dành riêng để nhắc nhở và giúp cha mẹ phòng ngừa, xử lý những trường hợp trẻ em bị đuổi nước, loại tai nạn thương tích gây tử vong cho trẻ em hàng đầu tại Việt Nam.

Tất cả các tài liệu và bộ tài liệu nói trên (gồm 12 đầu tài liệu) được biên soạn, thảo luận giữa các chuyên gia của Cục Trẻ em- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Unicef và các tổ chức quốc tế chỉ trong thời gian gần 5 tuần. Được thiết kế theo hình thức đồ họa (infographic) để có thể đồng thời truyền thông trên môi trường mạng (các trang web, trang mạng xã hội) hoặc in ấn thành các tờ rơi phân phát cho cộng đồng, gia đình.

Đại dịch COVID-19 là khoảng thời gian có nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói riêng và đối với phúc lợi cá nhân, phúc lợi xã hội do sự bất ổn định đột biến mang tính toàn cầu. Đến ngày 9/4/2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thống kê được có 392 trẻ em đang cách ly tại 100 các khu cách ly tập trung: có 04 trẻ em (01 em 2 tuổi; 01 em 13 tuổi; 01 em 11 tuổi; 01 em 6 tuổi) dương tích với COVID-19.

Để phòng ngừa lây nhiễm diện rộng đối với trẻ em, Cục Trẻ em đã ban hành công văn số 103/TE-CSTE ngày 23/3/2020 chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vê trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh tại địa phương.

Cục Trẻ em đã tham mưu với Lãnh đạo Bộ gửi công văn trình Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 về việc chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương, ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 các địa phương đảm bảo an toàn cho trẻ em trong thời gian dịch bệnh và giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng một số hướng dẫn an toàn cho trẻ em, phụ nữ tại khu cách ly tập trung, tại gia đình, cơ sở nuôi dưỡn trẻ. Đồng thời, Cục phối hợp với Cục Quân y- Bộ Quốc phòng trong việc phân phát và hướng dẫn sử dụng các tờ rơi về bảo vệ trẻ em và phụ nữ đến các khu cách ly tập trung.

Trong việc biên soạn, phân phát và quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em, phụ nữ trong dịch COVID-19, Cục Trẻ em đã nhận được sự phối hợp, hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính khẩn trương, trách nhiệm của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Unicef, UN Women, Save the Chidren, Child fund, GHAI).

viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19
Có rất nhiều hoạt động truyền thông được thực hiện trên mạng xã hội hướng tới trẻ em.

Cục Trẻ em trao đổi thông tin kịp thời với Cục An toàn thông tin- Bộ Thông tin truyền thông, Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên- Bộ Giáo dục- Đào tạo để triển khai chiến dịch truyền thông về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịch COVID-19. Các hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em tại gia đình, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cách ly tập trung được nhanh chóng đăng tải, bình luận trên các kênh thông tin đại chúng (Mass Media) và mạng xã hội (Social Media) .

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 thuộc Cục Trẻ em đã chính thức tham gia hỗ trợ tiếp nhận cuộc gọi, giải đáp thông tin về chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ dành cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây cũng là một biện pháp công khai, minh bạch chính sách kịp thời của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Từ 1h sáng ngày 01/5/2020 Tổng đài 111 bắt đầu tiếp nhận cuộc gọi, giải đáp và kết nối với các đơn vị, cá nhân khác về thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ của Chính phủ. Tính đến 24h ngày 03/5/2020 đã có 35.415 cuộc cuộc gọi đến Tổng đài. Trong đó số cuộc gọi được nhân viên tư vấn Tổng đài tiếp nhận: 9.238 cuộc. Số cuộc gọi được nhân viên tư vấn chuyển đến các bộ phận chức năng: 4.520 cuộc

Người dân gọi đến Tổng đài chủ yếu đang trong độ tuổi lao động từ 25 đến dưới 60 tuổi. Nam giới gọi đến Tổng đài nhiều hơn nữ giới. Họ gọi không chỉ để hỏi về vấn đề của mình mà nhiều người còn hỏi cho người khác hoặc nhiều người khác. Cán bộ xã, phường cũng gọi tới Tổng đài đề nghị hướng dẫn một số nội dung mà họ chưa rõ.

Nhóm có số cuộc gọi cao nhất là nhóm người lao động tự do, không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. Nhóm này khá đa dạng, từ làm xe ôm, bán vé số, bán hàng rong, lái xe, bán hàng tạp hóa, bốc vác, phụ hồ, giúp việc, trông trẻ, gội đầu cắt tóc… Các nhóm khác gọi đến có: Nhóm làm nông nghiệp, có đất nông nghiệp cũng gọi để hỏi về việc hỗ trợ, làm thế nào để được hưởng. Nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương bao gồm nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu là công nhân, giáo viên, người làm việc ở các công ty du lịch, trung tâm dạy tiếng Anh… Họ gặp khó khăn khi doanh nghiệp nơi họ làm việc từ chối trách nhiệm lập danh sách những người bị tạm hoãn hợp đồng lao động để gửi các cơ quan chức năng.

Nhóm hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công có số cuộc gọi thấp hơn 2 nhóm trên. Họ chủ yếu muốn biết khi nào được nhận tiền và nếu họ cùng lúc thuộc hai ba nhóm đối tượng được trợ cấp thì sẽ được hỗ trợ như thế nào. Những người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm số lượng cuộc gọi đến không cao. Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động và những quan tâm về việc hỗ trợ do phải tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội chưa sử dụng dịch vụ giải đáp, hướng dẫn này.

viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19 ChildFund Việt Nam thực hiện gói hỗ trợ khẩn cấp giúp hơn 27000 trẻ em và gia đình phòng chống dịch COVID-19

Trong khi tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường, từ 17/4-23/04, ChildFund Việt Nam đã tiến hành thực hiện gói hỗ trợ ...

viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19 Plan International Việt Nam cam kết hỗ trợ 16 tỷ đồng bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước COVID-19.

Plan International Việt Nam vừa khởi động dự án “Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số trước dịch bệnh COVID-19”. Theo thông báo từ ...

viet nam tang cuong bao ve tre em trong phong chong covid 19 Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020

Chương trình phấn đấu sẽ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 5% trên tổng số trẻ em so với ...

Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-tang-cuong-bao-ve-tre-em-trong-phong-chong-covid-19-107851.html

In bài viết