Sống đừng vô tăm tích

06:00 | 25/01/2020

Tôi tin là vẫn có những kẻ đưa đường chui lủi ở đâu đó tạm thời ẩn nấp để chờ những kẻ nhẹ dạ từ Việt Nam tiếp tục ra đi vì sự mong muốn giàu thật nhanh trong tư cách những người Vô Tăm Tích, không quốc tịch, không sắc tộc.
song dung vo tam tich Nghệ sĩ Jimmii Nguyễn: Bồi hồi nhớ Tết cổ truyền trên đất Mỹ
song dung vo tam tich Tết của người Việt ở Cameroon: Xa xứ mới thấy Tết cổ truyền thật "xa xỉ"

Trong tiểu thuyết Quyên tôi cho nhân vật chồng Quyên, một gã đàn ông đáng thương, đưa vợ vượt biên từ Nga sang Đức mộng đổi đời. Nhân vật này, tay trí thức, yêu mà không biết hy sinh, bỏ vợ khi nguy hiểm, để Hùng – kẻ đưa đường vẽ ra tình huống cho Quyên ở lại với hắn khi vượt sông sang Đức.

Rồi Quyên bị hiếp hàng dăm tháng có mang với Hùng, nàng đã cảm hóa được trùm đưa đường là Hùng dẫn cô lại biên vượt sang Đức đi tìm chồng. Người chồng ấy, được tìm thấy trong một trại tị nạn. Tưởng mừng khi chồng vợ xum họp lại bị sự ghen vì cái thai đã có trong bụng vợ khi chồng bỏ vợ lại cho kẻ đưa đường hiếp. Kẻ hành hạ sỉ nhục Quyên, để nàng vì tự trọng phải tự tử để minh chứng cho lòng trinh của mình. Quyên vượt biên bị sỉ nhục về phần xác, lại vượt biên gặp chồng bị xỉ nhục về phần hồn. Cái chết liệu có rửa được sự ô nhục cho một người đàn bà đẹp đến nao lòng này không?

song dung vo tam tich

Tôi để cho nhân vật chồng này vô tăm tích. Chết và sống như nhau khi đưa ba tình huống về sự mất tích của anh ta ở trại tị nạn sau khi vợ gã tự tử. Nhân vật chính là Hùng cũng Vô tăm tích ở mặt khác, do không giấy tờ gốc, khi anh chết (cuối tiểu thuyết) không ai biết quê hương anh ở đâu mà đưa lọ tro cốt về - Nếu không có lòng nhân ái của Quyên và mẹ cô, mãi mãi Hùng chỉ là nấm tro nguội tàn nơi xứ người.

Triết thuyết của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow coi con người ta bất kể sắc tộc nào đều không thể vô tăm tích. Con người ta có tâm lí đến độ trưởng thành nào về nhận thức và danh vọng, sẽ đều có ý thức tìm rõ bản lai diện mục của mình, đều rơi vào tâm lí chung là, xác định hay muốn khẳng định rõ rằng, họ là ai, bản quán quê hương và tông tích thuộc về gen. Như vậy sự nếu Vô Tăm Tích, sẽ là một trong những nỗi đau lớn nhất nếu xét về mặt triết học. Một triết lý sống không hề coi nhẹ.

Sự thật bi đát của người vượt biên trái phép ở tiểu thuyết Quyên viết ra, chỉ chiếm 60 % những sự thật ở châu Âu từ thời tôi lăn lộn và cả đến bây giờ vẫn thế. Vượt biên chui thì hệ số và xác xuất nguy hiểm khá cao. Nhất là rơi vào đám người trẻ, thiếu nữ hay phụ nữ đẹp bao giờ cũng bị những con mắt đực thiếu thốn tình cảm chăn gối săm soi. Thậm chí chúng có thể hiếp ngay người vợ trước mặt chồng khi bản năng bùng nổ. Đấy là điều nhiều chị em đã trải qua mà ít ai dám kể trước khi tiểu thuyết Quyên ra đời.

Bi kịch của nàng Quyên chỉ là một mô típ có tính điển hình cho nhân vật chính trong một cuốn tiểu thuyết nhặt ra trong sự thật đã diễn ra mà hư cấu nhân vật có tính văn học. Nhiều cái chết hay nỗi đau còn kinh khủng hơn.

Cháu họ tôi hiện định cư ở Đức, hay đi về Việt Nam kinh doanh, từng kể, khi cậu ta cùng một nhómvượt biên qua sông biên giới Đức năm 92, có một cặp cha mẹ cùng hai đứa con chìm nghỉm giữa sông đầy băng do thuyền lật. Họ kêu cứu ú ớ và tiếng kêu của họ cùng hai đứa trẻ bị nhấn chìm trong đêm tối giữa những khối băng lạnh buốt.

Khi có sự cố, không ai cứu ai trên đường vượt biên cả. Kể cả khi đám vượt biên thấy anh chồng của gia đình kia bám được một khối băng rồi trôi phắt vào đêm tối ngay cạnh con thuyền cao su không bị lật. Vì tiền và bản năng thú tính của đám đưa đường, không pháp luật, không dư luận, không quê hương đẩy người ta có thể giết nhau hay để nhau chết lãng xẹt mà không dám can ngăn sự ác.

Những người Việt, ai ở Berlin hay các vùng biên giữa Đức và Tiệp, Ba Lan, trước khi có liên minh châu Âu, thành lập Cộng đồng chung Europa, đều ít nhiều nghe một lần hay nhiều lần chuyện của kẻ chứng nhân kể về những cái chết oan khuất, mà không một tờ báo nào lên tiếng.

Chỉ khi 7 người Việt, có một phụ nữ trẻ, sống trong một khu tập thể, thuộc quận Ahrensfelde bị chém chết trong một căn hộ, máu ngập khắp nơi, từ căn phòng vệt máu đỏ choét từ tầng 5 xuống tận cầu thang một thì báo Đức giật tít Blutbad –" bể máu". Người Đức hãi hùng, buộc cảnh sát từ Bonn nhao về tổ chức truy lùng phá án vụ việc này. Trùm Mafia có tên Vân Phệ luôn có hai vệ sĩ bảo vệ, bị bắn chết ở ngay toilet trong khu móng ngựa đối diện khu nhà Rihn Strasse 100, để trong tuần sau, kẻ nào sống trong khu móng ngựa ấy tên là Hùng đều bị đồng bào mình bắt, mang đi tra khảo rồi “thụ án” của băng đảng tên có chữ“Thiện”, băng toàn dân Nghệ Tĩnh, chôn sống trong rừng quanh Berlin.

Sự tàn ác của các băng đảng sinh ra trong đầy rẫy cách làm ăn chui lủi, trốn thuế, bán hàng cấm, để làm giàu xổi của người Việt nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp gây ra biết bao tội ác với đồng bào mình... kéo dài triền miên làm nên một lịch sử di dân có nhiều máu sau khi bức tường Berlin sụp đổ tới tận khi nước Đức bỏ biên giới.

Trong số những người muốn tiếp tục vượt biên từ Việt quá cảnh qua Nga hay Trung Quốc có thể biết điều hiểm nguy chờ họ, song tâm lí may mắn trót lọt vượt biên thành công tới Đức hay bây giờ là Anh vẫn là phổ biến. Sự kiện 39 người Việt Nam trốn sang Anh chết chậm trong cái lạnh âm 25 độ làm cả thế giới đau xót hãi hùng và Europa xiết chặt thêm biên giới cho sự nhập cư chỉ là giọt nước lớn tràn li.

Tôi tin là vẫn có những kẻ đưa đường chui lủi ở đâu đó tạm thời ẩn nấp để chờ những kẻ nhẹ dạ từ Việt Nam tiếp tục ra đi vì sự mong muốn giàu thật nhanh trong tư cách những người Vô Tăm Tích, không quốc tịch, không sắc tộc. Đó là một dấu hỏi lớn cho những ai có lương tri muốn sự đau thương phải chấm dứt với những biện pháp tổng hợp từ giáo dục nhận thức triết lí sống tới các biện pháp cụ thể của bộ máy hành pháp ở điểm gốc của sự ra đi bất chấp tất cả, cho mục tiêu làm giàu không lương thiện.

song dung vo tam tich Phong tục ngày Tết của người Việt xưa có điều gì thú vị?

Phong tục ngày Tết của người Việt thời xưa và những điều kiêng kị trong ngày đầu năm mới được Phan Kế Bính giới thiệu ...

song dung vo tam tich Không khí Tết xưa ở Hà Nội, Sài Gòn những năm 1920, 1940

Chùm ảnh đen trắng, mang đến cảm giác hoài cổ về không khí Tết xưa ở Hà Nội, Sài Gòn những năm 1920, 1940 gây ...

song dung vo tam tich Ảnh Tết xưa: Đông đến là thấy Tết sắp về

Nói về Tết xưa thì có nhiều câu chuyện để kể, và lạ lùng rằng, dù cuộc sống hiện đại đến mấy, không khí Tết ...

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/song-dung-vo-tam-tich-97579.html

In bài viết