Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy”

17:44 | 20/01/2020

Phủ Tây Hồ (phường Quảng An – quận Tây Hồ) là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Vào những ngày đầu năm, đầu tháng hay ngày rằm nơi đây luôn chật ních người đến đi lễ. Vậy đền này cầu gì, đi lễ cần sắm sửa những gì bạn hãy tham khảo những thông tin gợi ý dưới đây.    
van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay Lời chúc Tết hay nhất 2020 và thiệp chúc mừng năm mới xuân Canh Tý đẹp nhất
van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay Cách làm sung muối chua ngọt và sung muối xổi cho Tết Canh Tý 2020
van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay
Phủ Tây Hồ chật ních người đi lễ Rằm tháng Giêng. (Ảnh: Huyền Trần).

Phủ Tây Hồ cầu gì?

Đây là ngôi đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thế kỷ XVII nhằm tưởng nhớ đến Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo Tây Hồ thuộc làng Nghi Tàm (Hà Nội) và hiện đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa.

Hằng năm, Phủ mở chính hội vào hai ngày là mùng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch. Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm, đầu tháng hay ngày rằm người dân đến thờ cúng rất đông. Đặc biệt những ngày hội chính, các con đường dẫn vào Phủ xung quanh hồ Tây đều chật cứng người và xe ra vào.

Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ cầu tài lộc, may mắn rất linh thiêng.

Nếu trong dịp Tết Nguyên đán, bạn lựa chọn đến đây để đi lễ thì cần chú ý đến thời gian mở và đóng cửa để không bị lỡ dở công việc.

Trong những ngày bình thường, Phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h, đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của du khách.

Vào 2 ngày lễ chính, Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng du khách đến đây sẽ tăng lên đáng kể.

van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay
Phủ Tây Hồ được truyền tụng rất linh thiêng khi cầu tài lộc, may mắn. (Ảnh: Huyền Trần).

Cách sắm lễ đi Phủ Tây Hồ

Phủ có 4 ban chính gồm: Phủ chính, Điện Sơn trang, Ban cô, Ban cậu. Ở mỗi ban này bạn cần sắm lễ khác nhau. Việc sắm lễ là tùy theo thành tâm của mỗi người, lễ vật không cần câu nệ và không bắt buộc. Tuy nhiên bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây để tránh chuẩn bị lễ sai gây ảnh hưởng đến việc cầu nguyện.

Trong đó, bạn cần lưu ý, không dùng lễ mặn và đặt tiền giấy, hàng mã ở ban thờ Phật, Bồ tát. Tiền thật không nên đặt vào hương án của chính điện mà cho vào hòm công đức.

Cách sắm lễ đi Phủ Tây Hồ cụ thể như sau:

Lễ chay bao gồm: hương, hoa quả, tiền, vàng mã, nón, hài...

Lễ mặn bao gồm: thịt gà, thịt lợn, giò, chả… được làm sạch và nấu chín. Lễ này được đặt tại ban Công đồng

Lễ sống bao gồm: trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi. Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công đồng Tứ Phủ. Kèm theo lễ vật này cũng có thêm tiền, vàng mã.

Cỗ mặn sơn trang bao gồm: cua ốc, bún ớt, chanh quả, xôi chè...

Lễ ban Cô, ban Cậu bao gồm: oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược... và những đồ vật tượng trưng những đồ chơi người ta hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, kèn, trống...)

van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay
(Ảnh: Huyền Trần).

Văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ cầu tài lộc đầu năm

Khi lễ Phủ Tây Hồ chúng ta khấn theo mẫu văn khấn như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là: …………………………………

Ngụ tại: ……………………………………………

Hôm nay là ngày: ………………………………..

Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu”.

Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý đối với người dự định đi lễ Phủ Tây Hồ vào dịp Tết Nguyên đán. Dịp Tết nơi đây thường rất đông đúc, việc chen chúc là không tránh khỏi do đó bạn nên tự sắm lễ sẵn từ nhà để việc đi chùa đầu năm suôn sẻ.

van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay Tết 2020, chùa Phúc Khánh không cúng “dâng sao giải hạn”?

Theo trụ trì chùa Phúc Khánh (Đống Đa – Hà Nội) trong dịp Tết 2020 sẽ không còn tình trạng người dân ngồi tràn ra ...

van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay Văn khấn mùng 1 Tết Nguyên đán 2020 đầy đủ và chuẩn xác nhất

Các bài văn khấn mùng 1 Tết Nguyên đán 2020 được nhiều người sử dụng đầy đủ và chuẩn xác nhất, nhằm chuẩn bị cho mâm ...

van canh chua tet phu tay ho cau gi cach sam le de cau gi duoc nay Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Hà cầu gì? Cách sắm lễ đi chùa cho chuẩn

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội được đông đảo người dân biết đến. Không chỉ vào dịp Tết ...

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/van-canh-chua-tet-phu-tay-ho-cau-gi-cach-sam-le-de-cau-gi-duoc-nay-97540.html

In bài viết