Trí tuệ nhân tạo trong công cuộc phòng chống rửa tiền

08:00 | 26/10/2019

Nhờ triển khai 3 ứng dụng: Chatbots cho dịch vụ khách hàng; phát hiện gian lận và chống rửa tiền; trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu của các giao dịch trong quá khứ và hiện tại hành vi điển hình của khách hàng có thể được “lọc” để phát hiện ra những vấn đề bất thường...
VinAI công bố nghiên cứu khoa học tại hội nghị số 1 thế giới về trí tuệ nhân tạo

Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa công bố kết quả nghiên cứu khoa học tại NeurIPS - ...

Các quốc gia đẩy mạnh hoạt động phòng, chống rửa tiền

Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi và hình thức phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu ...

Sửa đổi một số quy định về phòng, chống rửa tiền

Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi ...

Cụ thể, đối với ứng dụng Chatbots cho dịch vụ khách hàng. Đây được xem là ứng dụng đầu tiên và là hình thức dễ thấy nhất, có sức ảnh hưởng của AI được áp dụng trong hoạt động của ngân hàng mà không cần đến sự can thiệp của nhân viên ngân hàng. Với ứng dụng này, khách hàng không cần phải đến các ngân hàng để truy vấn thông tin và tìm hiểu các dịch vụ bổ sung khác.

Trí tuệ nhân tạo trong công cuộc phòng chống rửa tiền
Ảnh minh họa

Chatbots đã được chứng minh hiệu quả bởi một số ngân hàng hiện đang sử dụng công nghệ này. Thực tế cho thấy, khách hàng sẽ cảm thấy “tẻ nhạt” khi gọi điện hoặc gửi email cho ngân hàng trong trường hợp truy vấn thông tin nhưng họ thấy rất thuận tiện để trả lời “Xin chào” bởi một chatbot trên website của ngân hàng.

Cuộc trò chuyện hiệu quả, có hệ thống và chính xác sẽ mang đến dịch vụ khách hàng tốt hơn. Các trợ lý dựa trên AI nhận thức được các mẫu khách hàng để từ đó, có thể thu hút khách hàng vào những thời điểm thích hợp, chẳng hạn như khi họ ở trên website của ngân hàng hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động…

Về ứng dụng phát hiện gian lận và chống rửa tiền, theo báo cáo vừa được công bố gần đây bởi McAfee cho thấy, trong năm 2018, nhiều vụ việc gian lận trong lĩnh vực tài chính đã được phát hiện trên toàn cầu với tổng số tiền lên đến 600 tỷ USD.

Để ngăn chặn các hành vi gian lận và rửa tiền, các ngân hàng đang gấp rút chuyển đổi và thích ứng công nghệ để chống lại các mối đe dọa, gian lận từ bên ngoài. Các giải pháp kích hoạt AI và các mô hình tài chính tiên tiến mới sẽ giúp các ngân hàng xác định, phân tích dòng tiền trong thời gian thực và phát hiện các giao dịch gian lận có thể dừng lại ngay khi chúng được phát hiện.

Hiện nay, việc ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu của các giao dịch trong quá khứ và hiện tại, hành vi điển hình của khách hàng có thể được “lọc” để phát hiện ra những vấn đề bất thường. Từ đó, có thể ngăn ngừa được các giao dịch phạm pháp hoặc có thêm xác nhận từ khách hàng được yêu cầu trước khi giao dịch có thể tiến hành hay không.

An Hạ

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tri-tue-nhan-tao-trong-cong-cuoc-phong-chong-rua-tien-95591.html

In bài viết