Tuyên Quang: Bé trai 6 tháng ngừng thở sau 3 phút tiêm kháng sinh

11:49 | 12/12/2019

Sau khi tiêm kháng sinh tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bé Nguyễn Trường A. (6 tháng tuổi, Tuyên Quang) đột ngột tím tái toàn thân, ngừng thở, mạch không bắt được…    
tuyen quang be trai 6 thang ngung tho sau 3 phut tiem khang sinh Nghệ An: Bé 10 tháng tuổi tử vong sau tiêm kháng sinh

Sau khi tiêm kháng sinh khoảng 3 phút, bé Nguyễn Đăng Kh. (10 tháng tuổi, huyện Yên Thành, Nghệ An), bệnh nhi có biểu hiện ...

tuyen quang be trai 6 thang ngung tho sau 3 phut tiem khang sinh Những loại kháng sinh tự nhiên giúp phòng và trị bệnh hiệu quả

Không chỉ có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm thực phẩm hàng ngày, dễ tìm và dễ sử dụng, những loại kháng sinh tự nhiên ...

tuyen quang be trai 6 thang ngung tho sau 3 phut tiem khang sinh Cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Châu Á

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết, đến năm 2050, khoảng 50 triệu người sẽ tử vong ở Châu Á mỗi ...

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho một bé 6 tháng tuổi bị sốc phản vệ, ngừng thở sau khi tiêm kháng sinh.

Cụ thể, bệnh nhi Nguyễn Trường A. được chẩn đoán mắc viêm tai giữa cấp hai bên, viêm mũi họng cấp và được chỉ định tiêm kháng sinh tai mũi họng để điều trị.

Sau hai mũi tiêm, bệnh nhi ổn định, không có dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, mũi thứ 3 tiêm tĩnh mạch chậm 300 mg Zidimbiotic 1g khoảng 3-4 phút bệnh nhi có dấu hiệu phản ứng, tím tái, mạch không bắt được, tim rời rạc, ngừng thở… Qua kiểm tra bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc phản vệ do Zidimbiotic.

tuyen quang be trai 6 thang ngung tho sau 3 phut tiem khang sinh
Kháng sinh có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. (Ảnh minh họa).

Ekip cấp cứu của khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang) ngay lập tức thực hiện cấp cứu cho bệnh nhi theo đúng sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế.

Sau 30 phút nỗ lực cấp cứu, bệnh nhi đã có nhịp tim trở lại và được theo dõi sát các chỉ số, sau 2 giờ, bệnh nhi đã tự thở được, nhịp tim đều, mạch ổn định nên đã được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trưởng khoa Nhi nhận định, trường hợp bé A. diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao. May mắn, các bác sĩ và điều dưỡng đã được tập huấn quy trình xử trí sốc phản vệ nên đã cấp cứu kịp thời.

BS Hương cho biết, phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, phát sinh khi có sự xâm nhập của “yếu tố lạ” (dị nguyên). Sốc phản vệ xảy ra ở những cơ thể có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa hay nấm mốc.

Tác động của tình trạng phản vệ lên cơ thể rất nhanh, gây phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn (phế quản và ruột) dẫn đến trụy tim mạch, suy hô hấp và dễ thiệt mạng.

Phần lớn bệnh nhân thiệt mạng do phản vệ là không thể dự báo trước. Nguyên nhân gây phản vệ thường có 4 nhóm chính, đó là thuốc (thuốc tiêm hay truyền dịch), thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa (hay nấm mốc).

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tuyen-quang-be-trai-6-thang-ngung-tho-sau-3-phut-tiem-khang-sinh-94564.html

In bài viết