Vingroup toan tính gì khi bán Vinmart, VinEco cho Masan?

08:05 | 04/12/2019

Thương vụ bom tấn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với việc sáp nhập Vincommerce và VinEco vào Masan Group được coi là vụ M&A lớn nhất năm 2019 tại Việt Nam.
vingroup toan tinh gi khi ban vinmart vineco cho masan Đại diện Vingroup tham gia soạn thảo sửa đổi Luật Đất đai 2013

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm chuyên gia và ban hành kế ...

vingroup toan tinh gi khi ban vinmart vineco cho masan Vietjet, Masan đang là "chủ nợ" công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng

Trong số 500 tỷ đồng trái phiếu vừa được Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng phát hành ...

vingroup toan tinh gi khi ban vinmart vineco cho masan Cổ đông Masan chất vấn lãnh đạo vụ tương ớt Chinsu bị thu hồi

Sáng 24/4, Tập đoàn Masan đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Nhiều câu hỏi của cổ đông về các ...

Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa thỏa thuận việc sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Mã CK: MCH).

Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce là thành viên của Tập đoàn Vingroup, sở hữu hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+. Trong khi đó, VinEco là đơn vị chuyên đầu tư mảng nông nghiệp của Vingroup.

Theo nội dung thỏa thuận, VinCommerce, VinEco và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sẽ sáp nhập để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ. Theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. Ở thông báo gửi nhân viên sáng ngày 3/12, Vingroup cho biết tỷ lệ sở hữu trong công ty mới của họ không còn là đa số. Hoạt động này theo Vingroup là nằm trong chiến lược tập trung vào mảng công nghệ và công nghiệp.

Như vậy, công ty mới sẽ thuộc quyền chi phối của Masan với mạng lưới 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.

VinCommerce có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+ còn VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, chuyên về sản xuất nông nghiệp với quỹ đất 3.000ha.

Trong khi đó Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ gần 7.300 tỷ đồng và được mệnh danh là "ông vua" hàng tiêu dùng tại Việt Nam với nhiều sản phẩm gồm mì ăn liền, nước mắm, nước tương, tương ớt, nước khoáng, cà phê, bia…

Thỏa thuận này được đánh giá là "bước ngoặt" với cả Vingroup và Masan, bởi lợi ích và toan tính phía sau thương vụ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, Vingroup sẽ có nguồn để tập trung vào những mảng kinh doanh chiến lược, trong khi Masan sẽ được mảng ghép quan trọng để xây dựng đế chế hàng tiêu dùng - bán lẻ.

vingroup toan tinh gi khi ban vinmart vineco cho masan
Thương vụ bom tấn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tỷ phú Nguyễn Đăng Quang được coi là vụ M&A lớn nhất năm 2019 tại Việt Nam.

Mảng bán lẻ là mảnh ghép lớn trong hệ sinh thái của Vingroup, bổ trợ cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là bất động sản, nhưng bản thân hệ sinh thái trong mảng bán lẻ lại không quá lớn. Ngoài hệ thống VinEco, Vingroup không tham gia quá sâu vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dù trước đó mỳ tôm từng là điểm khởi đầu cho tập đoàn. Trong khi đó, Masan, với nền tảng hàng tiêu dùng nhanh là lĩnh vực lõi, sẽ khai thác và tận dụng tốt hơn hệ sinh thái bán lẻ mà Vingroup đã xây dựng.

Với quy mô mở rộng và thị trường bán lẻ vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh cao, nếu vẫn tiếp tục đầu tư, mỗi năm Vingroup sẽ phải chấp nhận khoản lỗ nhiều nghìn tỷ để giữ vị thế chủ động trên sân chơi này. Khoản lỗ này sẽ không ảnh hưởng quá lớn với một tập đoàn có quy mô tài sản gần 15 tỷ USD như Vingroup, nhưng sẽ tốt hơn nếu được chuyển hướng sang các lĩnh vực cốt lõi hiện nay.

Kể từ khi công bố chiến lược chuyển hướng sang công nghệ - công nghiệp - dịch vụ, lĩnh vực này trở thành trọng tâm đầu tư của Vingroup với quy mô tài sản bộ phận tăng nhanh. Đến cuối quý II/2019, bộ phận sản xuất của tập đoàn có tổng tài sản hơn 73.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, mảng này vẫn đang thua lỗ. Trong nửa đầu năm nay, mảng sản xuất của Vingroup lỗ hơn 2.900 tỷ đồng.

Khác với Vingroup, ngoại trừ khoáng sản, các hoạt động lõi còn lại của Masan đều xoay quanh bán lẻ. Và Vinmart có thể là mảnh ghép quan trọng cho tham vọng trở thành đế chế trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - bán lẻ của tập đoàn này.

Trong báo cáo thường niên 2018, ban lãnh đạo Masan nhấn mạnh chiến lược tiếp theo là kết nối những lĩnh vực kinh doanh với hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng. Định hướng của chiến lược này là triển khai cửa hàng một điểm đến - nơi giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng, từ tài chính, thịt, thực phẩm và đồ uống đến chăm sóc sức khoẻ. Với hệ thống quy mô lớn của Vinmart, thương vụ này có thể giúp tham vọng của Masan được đẩy nhanh hơn.

Bên cạnh đó, sở hữu hệ thống Vinmart có thể còn là lời giải cho bài toán cạnh tranh trong tương lai với những "đại gia" như Amazon hay Alibaba.

Ở thời điểm năm 2014 khi mà Vingroup công bố hai thương hiệu mới VinMart và VinMart+ với mục tiêu xây dựng thành thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, mang đến cho người dân những hàng hóa chất lượng cao với giá thành phù hợp, góp phần tạo nên phong cách mua sắm theo xu hướng mới với sự phong phú về thương hiệu đi kèm dịch vụ hoàn hảo cùng nhiều tiện ích gia tăng. Sau đó 1 năm tập đoàn này gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco với sứ mệnh là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn vì sức khỏe của người dân Việt và các thế hệ tương lai, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới.

HOÀNG SƠN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vingroup-toan-tinh-gi-khi-ban-vinmart-vineco-cho-masan-93902.html

In bài viết