Vì sao tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20 km?

19:56 | 22/10/2019

Theo quy hoạch và định hướng được báo cáo từ Bộ GTVT, tuyến đường sắt số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sẽ được kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí depot tại Xuân Mai.
Thủ đô Hà Nội và Phnom Penh xúc tiến hợp tác trên nhiều lĩnh vực Thứ trưởng Bộ GTVT: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã xong nhưng chưa được kiểm định an toàn Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành trong năm 2019?
vi sao tuyen duong sat do thi cat linh ha dong se duoc keo dai them 20 km
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được nối dài thêm 20km tới Xuân Mai.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa thay mặt chính phủ ký báo cáo việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống giao thông đường sắt gửi tới Quốc hội.

Trong số đó, nổi bật là định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt, tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội và TP. HCM, dự kiến tại Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km được xây dựng.

Quy hoạch cũng đề ra nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.

Theo quy hoạch này, tuyến đường sắt số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sẽ được kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí depot tại Xuân Mai.

Tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây kéo dài theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30 km, bố trí depot tại Sơn Tây.

TPHCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (Tramway hoặc Monorail) với chiều dài khoảng 57 km.

Các dự án này sẽ đáp ứng khoảng 15 - 20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Hiện nay, Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, đồng thời tạo nên dáng dấp đô thị hiện đại tại Hà Nội và TPHCM.

Về vấn đề nguồn lực để thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn nhất cả nước giai đoạn vừa qua, báo cáo nêu con số tổng cộng xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đã thu xếp 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3). TPHCM rót 17.200 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1, tuyến số 2).

Dù tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố, Chính phủ vẫn khẳng định phải ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành các dự án đang triển khai trên các địa bàn này.

Dự án Tuyến số 2A (Tuyến Cát Linh): Cát Linh - Hà Đông nằm trong dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, hay Hanoi Metro, là tên gọi hệ thống đường sắt đô thị của Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hệ thống được vận hành bởi Công ty Đường sắt Hà Nội (HMC), bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318 km, và 3 tuyến tàu điện một ray. Đây là hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vi-sao-tuyen-duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-se-duoc-keo-dai-them-20-km-90692.html

In bài viết