Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp bấm huyệt

19:00 | 24/09/2019

Gợi ý chữa Viêm đại tràng  bằng bấm huyệt: Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới rối loạn chức năng và gây ra các triệu chứng khó chịu như: Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón…
Bấm huyệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận Mẹo tự bấm huyệt chữa đau đầu nhanh, hiệu quả Phương pháp chữa ngộ độc thực phẩm bằng thực phẩm sẵn có
dieu tri benh viem dai trang bang phuong phap bam huyet
Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp bấm huyệt

Đối với viêm đại tràng việc điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin, ăn nhiều rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi.

Vị trí các huyệt giúp chữa viêm đại tràng

Bấm huyệt chữa viêm đại tràng sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, giảm chướng bụng, đầy hơi, đau tức bụng, các chứng tiêu chảy hay táo bón cũng được loại bỏ.

Theo Đông y, các huyệt sau sẽ có tác động trực tiếp giúp chữa viêm đại tràng: quan nguyên, thiên khu, túc tam lí…

Day bấm huyệt thiên khu

dieu tri benh viem dai trang bang phuong phap bam huyet
Vị trí huyệt thiên khu

Dùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn, tiến hành day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 tấc, mỗi bên có một huyệt. Huyệt này ngang hàng với rốn, được xem là chốt điều hành chức năng của tràng vị (dạ dày, ruột) nên có tên là thiên khu.

Day bấm huyệt thiên khu có công dụng điều hoà và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hoá, nhuận tràng thông tiện, điều hoà kinh nguyệt và chống ứ trệ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu, nôn, táo bón, tiêu chảy và kiết lị.

Huyệt quan nguyên

dieu tri benh viem dai trang bang phuong phap bam huyet
Vị trí huyệt quan nguyên

Huyệt quan nguyên được biết đến là vị trí quan trọng của cơ thể, là cửa ngõ ra vào của nguyên khí, huyệt này nằm phía trên rốn khoảng 3 thốn.

Bạn dùng ngón cái ấn và dạy huyệt quan nguyên trong vòng 1- 2 phút. Huyệt này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, giảm triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng.

Huyệt túc tam lí

dieu tri benh viem dai trang bang phuong phap bam huyet
Vị trí huyệt túc tam lí

Vị trí huyệt túc tam lí: Bạn di chuyển ngón tay từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khấc ngón tay là vị trí của huyệt. Dùng ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt trong 2 phút, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

Theo y học cổ truyền, túc tam lí thường dùng để chữa các bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá, có tác dụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột.

Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp bấm huyệt

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành bấm huyệt, đặc biệt với những người đang có vấn đề về xương khớp.

Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bấm huyệt, cần để tinh thần thư thái.

Nên đến những phòng khám Đông y uy tín để được thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa viêm đại tràng đúng cách và hiệu quả.

Điều trị viêm đại tràng bằng các bài thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra, thường thể hiện ở 2 thể: tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt.

Thể tỳ hư khí trệ

Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.

Bài thuốc 1

Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 2

Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.

Thể táo kết co thắt

Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng... Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1

Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.

Bài thuốc 2

Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.

*** Lưu ý: Thông tin về điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp bấm huyệt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần thăm khám và có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Minh Anh (Tổng hợp)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dieu-tri-benh-viem-dai-trang-bang-phuong-phap-bam-huyet-88292.html

In bài viết