Đốt vàng mã rằm tháng 7: Những sai lầm tuyệt đối cần tránh

08:44 | 14/08/2019

Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình có tục lệ đốt vàng mã cho người âm đã khuất. Tuy nhiên, chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm ai cũng mắc phải khi đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7.
Vì sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch? Gợi ý làm mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất Bài cúng rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Sai lầm cần tránh khi đốt vàng mã vào rằm tháng 7

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh

Người Việt có hai ngày cúng rằm quan trọng nhất trong năm là rằm tháng Giêng và rằm tháng 7. Nếu như lễ cúng rằm tháng Giêng được tiến hành với mong muốn cầu một năm mạnh khỏe, làm ăn phát tài phát lộc thì lễ cúng rằm tháng 7 lại là lễ cúng mang nhiều ý nghĩa tưởng nhớ người thân. Bởi rằm tháng 7 còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên hay Lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha. Tháng 7 âm cũng là tháng an yên của sự báo hiếu, hiếu với ông bà, bậc thân sinh phụ mẫu nơi trần thế và hiếu với gia tiên tiền tổ, các hương linh trong nhà đã khuất bóng nơi âm thế.

Ngay từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà đã lên kế hoạch chuẩn bị lễ cúng rằm chu đáo nhất. Vào ngày rằm tháng 7, nhiều gia đình có tục lệ đốt vàng mã cho người âm đã khuất.

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh
Nhiều gia đinh có tục đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7. (Ảnh: Ngân Lê)

Tuy nhiên, chia sẻ trên Dân trí, Ts Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 là quan niệm sai lầm. Thực tế, tục lễ đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo tích xưa kể lại, trước đây, nhiều dân tộc ở Trung Quốc có tục lệ chôn đồ vật theo người chết, nhất là những đồ mà khi còn sống người đó luôn gắn bó. Sau này, đến thời Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo bằng giấy… để cúng rồi đốt đi, thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật. Nghề làm vàng mã từ đó trở nên thịnh hành.

Tuy nhiên, có một thời gian, việc đốt vàng mã cho người âm không còn phổ biến, nghề này cũng dần bị mai một dần. Lúc bấy giờ, hậu duệ của Vương Dũ là Vương Luân đã tiến hành bài binh bố trận cho một người giả chết rồi đưa vào quan tài.

Khi họ hàng thân quyến đến nhà thắp nhang, cúng lễ và đốt rất nhiều tiền vàng thì bỗng dưng “người chết” sống lại và phán rằng: “Do biếu nhiều vật dụng, tiền bằng hàng mã, lại có cả hình nhân thế mạng nên đã mua chuộc đươc Ma quỷ, Diêm Vương di căn cải mệnh, và đã được tha mạng”.

Ở nước ta, do bị đô hộ của văn hoá Trung Quốc thời gian dài nên cũng bị ảnh hưởng bởi phong tục này. Hàng năm, người Việt tốn hàng hàng nghìn tỷ để dùng vào việc đốt đồ mã.

Tuy nhiên, việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. Hiện nay, một số chùa vẫn duy trì tục đốt vàng mã, tục lệ này do các Phật tử tự đem vào chùa chứ các Tăng Ni không chủ trương việc này.

Liên quan đến vấn đề đốt vàng mã ngày lễ Vu Lan và rằm tháng 7, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN cho biết: “Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát.

Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia".

Xem thêm:

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Vì sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

Rằm tháng 7 là Tết Trung Nguyên và cũng là lễ Vu Lan báo hiếu, được diễn ra thành tâm và cẩn trọng. Tuy nhiên ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Gợi ý làm mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất

Vào rằm tháng 7, nhiều gia đình sửa soạn mâm cỗ chay dâng Phật, thần linh và tổ tiên. Sau đây là gợi ý cách ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Bài cúng rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Từ ngày 10-14/7 âm lịch, nhiều gia đình sửa soạn mâm cúng rằm tháng 7. Sau đây là bài cúng rằm tháng 7 trong nhà ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Rằm tháng 7 là Tết Trung Nguyên. Người Việt quan niệm đây cũng là ngày xá tội vong nhân, vì vậy mâm cúng rằm tháng ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Cúng rằm tháng 7 và những điều cần đặc biệt lưu ý

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cúng rằm tháng 7 như thế nào, bài văn khấn ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Cúng cô hồn vào ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn trước rằm tháng 7?

Cúng cô hồn là lễ cúng cho những vong hồn cô đơn, không nơi nương tựa, không được ai thờ cúng. Nên cúng cô hồn ...

dot vang ma ram thang 7 nhung sai lam tuyet doi can tranh Vì sao có tục rải muối gạo trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7?

Rải muối gạo là nghi lễ không thể thiếu trong cúng cô hồn rằm tháng 7, với ý nghĩa bố thí chúng sinh, cho những ...

Hải Vân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dot-vang-ma-ram-thang-7-nhung-sai-lam-tuyet-doi-can-tranh-85117.html

In bài viết