Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

07:11 | 27/07/2019

Việt Nam có lãnh hải rộng 12 hải lí, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí và thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lí. Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao khẳng định các quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, mọi yêu sách về biển cần dựa trên các quy định của Công ước Luật Biển 1982.
Việt Nam thực hiện nhiều hình thức phản đối Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Ba hệ quả khi Trung Quốc điều tàu đến vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam Trung Quốc tung tiêm kích Su–35 phô diễn sức mạnh trên Biển Đông

Luật Biển và chủ quyền của Việt Nam

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được thông qua ngày 30/4/1982. Được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương”, Công ước Luật Biển năm 1982 quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương.

Là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài trên 3260km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển. Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng xây dựng Công ước Luật Biển năm 1982 và có nhiều nỗ lực trong việc thực thi Công ước; luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước, đồng thời có những hành động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện Công ước.

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong
Việt Nam luôn tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc Luật Biển 1982 và nhấn mạnh quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế (ảnh: SCMP)

Năm 1977, Việt Nam đã ban hành “Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam”, trong đó xác lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, không chỉ giới hạn trong quyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác. Tuyên bố này được đưa ra khi Công ước Luật Biển 1982 đang được xây dựng, phản ánh xu thế được đa số các nước ủng hộ tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3, thể hiện sự đóng góp của Việt Nam vào quá trình pháp điển hóa tiến bộ luật biển quốc tế.

Là thành viên Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Bộ Ngoại giao cho biết, với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lí.

“Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, khi bàn về vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiên trì yêu cầu “tôn trọng pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, coi đây như một nguyên tắc để giải quyết và xử lý các tranh chấp liên quan đến biển đảo.” - Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở).

Với nỗ lực của Việt Nam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp tại Biển Đông” đã được đưa vào “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký ngày 10/11/2011. Điều đó cho thấy Việt Nam không chỉ chủ động thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước mà còn luôn có ý thức thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quy định của Công ước.

Giải quyết căng thẳng trên Biển Đông

Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực.

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong
Dàn khoan DK1 của Việt Nam (ảnh: VOV)

Bộ Ngoại giao nêu rõ quan điểm: “Trước hết, các quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như các tiến trình đàm phán đang diễn ra, tránh có những động thái nhằm làm xói mòn, hạ thấp vai trò của Công ước.

Mọi yêu sách về biển của các nước cần dựa trên các quy định của Công ước, không áp đặt các yêu sách thái quá, không phù hợp với quy định của Công ước. Khi có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và thực thi Công ước, các bên liên quan cần thương lượng, giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển 1982.”

Trong khi chưa giải quyết được các tranh chấp, các nước liên quan cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC, kiềm chế, không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp, tham gia đàm phán một cách xây dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển 1982.

Công ước Luật Biển 1982 có tầm quan trọng không thể phủ nhận trong đời sống pháp luật quốc tế hiện nay. Văn kiện này đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia và xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

“Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc và trở thành một quốc gia thành viên của Công ước 25 năm trước.” - Bộ Ngoại giao khẳng định.

Xem thêm:

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong Sức mạnh tàu Cảnh sát biển 8020 lớn nhất Việt Nam được Mỹ trao tặng

CSB 8020 là tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam, có tải trọng 3.250 tấn, thuộc lớp Hamilton và là tàu chiến được Mỹ ...

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong Bộ 3 tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Lực lượng tàu chiến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam bao gồm nhiều loại tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tra, ...

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong Việt Nam có tàu tên lửa tấn công nhanh mạnh nhất Đông Nam Á

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 được Việt Nam đóng theo giấy phép của Nga được coi là 1 trong 5 tàu tên ...

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong Tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung: Loại tàu chiến có khả năng tàng hình

Tàu 016 - Quang Trung (thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải Quân) cùng đoàn công tác Hải quân nhân dân Việt Nam đã rời ...

Theo Châu Như Quỳnh/ Dân Trí

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/luat-phap-quoc-te-va-chu-quyen-cua-viet-nam-tren-bien-dong-83457.html

In bài viết