“Là mẹ, tôi chắc chắn sẽ không để con phải quỳ trong lớp học”

11:47 | 16/05/2019

Trẻ con, đánh nó một vài lần thì nó sợ. Nếu ngày nào cũng đánh, ắt nó không sợ nữa, nó sẽ có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mọi việc.
Tranh cãi gay gắt chuyện bắt học sinh quỳ sẽ hết hư Chuyện con bị phạt quỳ: Con hư tại bố mẹ, nhất định không phải tại cô? Quỳ không chết, con hư mới chết!

Câu chuyện nam sinh bị cô giáo phạt quỳ trong lớp vẫn đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Xinh Trương An - một facebooker với những bài viết chất lượng về giáo dục con đưa ra ý kiến dưới góc nhìn là một phụ huynh. Cô cho rằng những đứa trẻ được chấn chỉnh theo cách nhẹ nhàng văn minh từ bé, sẽ không bao giờ là đứa trẻ vô tổ chức, láo lười bỏ học. Bài viết với góc nhìn văn minh, thể hiện quan điểm ủng hộ giáo dục từ gốc rễ, đề cao giáo dục gia đình đang nhận được nhiều sự đồng tình của mọi người.

la me toi chac chan se khong de con phai quy trong lop hoc
(Ảnh minh họa)

Nói đi nói lại, lật ngang lật dọc vấn đề, suy nghĩ suy nghĩ... vẫn không thể nào chấp nhận cảnh con mình quỳ gối trước cô giáo và các bạn cùng lớp cả tiết học.

Tôi học lớp chọn từ bé, chưa từng chứng kiến cảnh bạn cùng lớp hư quá mức, hay cãi lời, làm sai nội quy. Cũng chưa chứng kiến các cô đánh đập mắng chửi phạt học sinh quá mức bao giờ.

Có nhắc, cô cũng nhắc nhẹ nhàng thôi.

Bản thân tôi đôi lần bị trách mắng, cảm thấy xấu hổ lắm. Vừa xấu hổ với các bạn, vừa cảm thấy kém cỏi mất hết tự tin, vừa cảm thấy sợ cô mách mẹ. May mà ngày xưa phương tiện liên lạc không thuận lợi như bây giờ, phụ huynh và giáo viên chỉ gặp nhau 1 năm 2 lần vào cuộc họp cuối kỳ.

Giờ là thời buổi nào rồi, gia đình và nhà trường kết hợp không thể dạy nổi một đứa trẻ tuân theo quy tắc khi đến trường?

Nhiều người bênh vực, thậm chí cổ vũ việc phạt học sinh theo cách nặng nề cho nó sợ. Họ có lý lẽ rằng trẻ con hư cũng cần bị trừng phạt theo cách mà nhà trường muốn, vì khi đã chấp nhận gửi con cho trường dạy, thì họ có quyền dạy theo cách mà họ thấy tốt nhất.

Nhưng vì sao nó hư?

Thôi mỗi người một ý, ai cũng có lý cả. Mỗi người đều nghĩ làm gì tốt nhất cho con của họ. Nếu cha mẹ cảm thấy việc con mình bị đánh, bị quỳ... là bình thường, thì nó sẽ là bình thường.

Nhưng tôi quan sát, ở những thành phố lớn, càng trường chuyên lớp chọn thì phương pháp giáo dục lại càng nhẹ nhàng hơn và tôn trọng học sinh hơn.

Vậy thì quả trứng có trước hay con gà có trước?

Là do ngoan, học giỏi thì được vào trường chuyên lớp chọn hưởng sự nhẹ nhàng văn minh?

Hay do được hưởng sự nhẹ nhàng văn minh từ bé mà những đứa trẻ đó sẽ ngoan và học giỏi?

Tôi vẫn tin rằng khi đẩy ai đó đến bước đường cùng, kể cả trẻ con lẫn người lớn, họ sẽ có tâm lý nổi loạn và phản kháng.

Nhất là trẻ con, chưa đủ chín chắn để phân tích lợi hại.

Trẻ con, đánh nó một vài lần thì nó sợ. Nếu ngày nào cũng đánh, ắt nó không sợ nữa, nó sẽ có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mọi việc.

Quay trở lại vai trò của gia đình. Nhân chi sơ tính bản thiện. Không có đứa trẻ con nào hư hỏng khi mới sinh ra.

Từ những năm đầu bước chân vào trường, nếu bố mẹ có trong group facebook của trường lớp, thường xuyên cập nhật các hoạt động của trường lớp, hoặc chí ít có đủ số điện thoại zalo, viber, địa chỉ facebook của cô giáo, con làm gì ở lớp, ngày nào không làm bài, ngày nào lơ là học tập... biết luôn chấn chỉnh luôn. Chấn chỉnh theo cách nhẹ nhàng văn minh từ bé, thì tôi tin không đẩy một đứa trẻ tới bước vô tổ chức, láo lười bỏ học.

Cô giáo là người bố mẹ gửi con, nói gì nói vẫn là người đóng vai trò hình thành tính cách, nhân cách của trẻ. Không có thời gian chăm sóc chạy theo cô, thì chí ít cũng phải có thời gian trò chuyện trao đổi, vui vẻ quan tâm. Thực lòng quan tâm, thực lòng yêu quý cô giáo, cô cũng sẽ thực lòng yêu quý lại con mình.

Người tốt vẫn cứ nhiều hơn người xấu, nhiều khi hơn nhau ở cái thái độ.

Tôi không dám phán xét, động đến trẻ con nhạy cảm lắm. Cũng khó để nói người khác dạy con là đúng hay sai.

Tôi vẫn cứ xót những đứa trẻ bị xấu hổ, bị đau đớn, bị mất tự tin... vì người lớn đã không có phương pháp tốt hơn cho nó từ bé.

Vẫn cứ nghĩ những vết hằn thời thơ ấu, ngoài việc bị lạm dụng tình dục, thì việc bị bạo hành cả tinh thần lẫn thể chất sẽ tạo ra những vết thương trong tâm hồn.

Vẫn cứ nghĩ, môi trường tốt sẽ tạo nên những đứa trẻ ngoan.

Chứ không thể vì chúng nó không ngoan nên đành hài lòng với việc ra ngoài xã hội, người ta coi thường và tìm đủ mọi cách trừng phạt chúng.

Người lớn ơi, cố gắng để con mình được tôn trọng, từ gốc rễ của văn hoá gia đình.

Chứ đừng chờ đến lúc phải thở dài bảo cô: thôi cô muốn làm gì thì làm, đánh mắng bắt quỳ bắt uống nước giẻ lau bảng cũng được, chứ nhà tôi cũng không dạy được nó nữa.

Đau kinh khủng!

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Xem thêm

la me toi chac chan se khong de con phai quy trong lop hoc Tranh cãi gay gắt chuyện bắt học sinh quỳ sẽ hết hư

Bắt học sinh quỳ sẽ hết hư, quỳ xong rồi sẽ ngoan…là những câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi nhất thời điểm này.

la me toi chac chan se khong de con phai quy trong lop hoc Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con?

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè, thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc ...

la me toi chac chan se khong de con phai quy trong lop hoc Nếu có ngày con bạn hâm mộ Khá Bảnh

(TĐO) - Nếu có một ngày nào đó con trai mình cũng hâm mộ hay hứng thú với một nhân vật như Khá Bảnh mình ...

Xinh Trương An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/la-me-toi-chac-chan-se-khong-de-con-phai-quy-trong-lop-hoc-77411.html

In bài viết