Bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ vào mùa mưa bão

14:00 | 02/05/2019

Mưa bão nhiều là thời điểm các mầm bệnh bùng phát ở trẻ. Sau đây là những bệnh hay gặp các mẹ nên biết để phòng bệnh cho bé.
Ánh mắt cầu cứu của 2 đứa con có mẹ bị ung thư không có tiền chữa bệnh Châu Phi: 3 tháng đầu năm 2019 tăng 700% ca sởi so với cùng kỳ Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các khu công nghiệp

Thời tiết thay đổi chuyển vào mùa mưa luôn tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy mùa mưa được coi là thời điểm lý tưởng cho nhiều dịch bệnh bùng phát đặc biệt là ở trẻ em.

Để kịp thời phòng ngừa và chăm sóc tốt cho bé yêu, cha mẹ cần phải lưu ý những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa mưa dưới đây:

Tay chân miệng

Bệnh lý này thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi dưới 5 và dễ bùng phát thành dịch vào mùa mưa này vì khả năng lây lan nhanh. Nước bọt, chất dịch từ mũi hay phân, nước tiểu là những con đường lây bệnh từ người này sang người khác.

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị nên phòng ngừa bệnh được xem là phương pháp ưu tiên nhất. Giáo dục cho trẻ thói quen rửa tay sạch với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

benh tay chan mieng bung phat o tre vao mua mua bao
Bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát vào mùa mưa

Tránh để bé ngậm đồ chơi vào miệng và ăn các loại thức ăn sống. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải nhanh chóng cách ly để tránh lây sang các bé đang khỏe mạnh khác.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Một điều may mắn là hầu hết các dấu hiệu của bệnh tay - chân - miệng ở trẻ đều rất dễ nhận biết, bao gồm:

- Tổn thương ở da: Xuất hiện mụn nước, da rát đỏ ở một vài vị trí đặc biệt, như vùng họng (tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi), bỏng nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối...

- Sốt: Thường sốt nhẹ. Nếu cơn sốt cao mà các thuốc hạ sốt thông thường không có tác dụng thì đây dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Một số trẻ có biểu hiện đau miệng, mệt mỏi, nôn ói, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt, quấy khóc, ngủ hay giật mình, lơ mơ...

Khi phụ huynh nhận thấy bé có các dấu hiệu kể trên, cần lập tức đưa bệnh nhi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tránh tình trạng lây lan cho cộng đồng, người lớn cần phải chủ động cách ly trẻ mắc bệnh và chỉ cho trẻ đến trường khi đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy trong mùa mưa

Vào mùa mưa, trẻ thường dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, cụ thể là bệnh tiêu chảy. Việc bị tiêu chảy khiến sức khỏe của trẻ suy giảm, hay quấy khóc, bỏ ăn, giảm ký.

Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao, đi ngoài ra nước. Nếu mất nước quá nhiều và không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong cho trẻ.

Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể. Thực hiện ăn chín, uống sôi, đặc biệt hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật trong nhà như chó, mèo, gà…

Bệnh hô hấp

Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi, vi khuẩn & vi rút phát triển gây ra rất nhiều bệnh lý hô hấp cho các bé với sức đề kháng còn yếu. Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ như: Cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm amiđan, viêm họng cấp, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh hen suyễn…

Ho có lẽ là căn bệnh thường thấy nhất ở trẻ em và nó hầu như rất hay xuất hiện khi thời tiết vào ngày mùa mưa.Thế nhưng việc ho đơn thuần nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp.

Nguyên nhân do trẻ nhiễm virus hợp bào, đây là loại virus rất dễ phát triển khi thời tiết thay đổi vì lúc này, hệ miễn dịch trẻ yếu nên rất dễ bị bệnh. Bệnh cũng lây truyền rất nhanh qua đường miệng, nước bọt, tay chân, đồ dùng ăn uống.

Để ngăn ngừa tình trạng này, cha mẹ phải đảm bảo luôn giữ ấm cho bé trong những ngày mưa lạnh, giữ gìn vệ sinh cơ thể, uống đủ nước, ăn uống điều độ.

Mẹ cũng cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh hít mùi thuốc lá hoặc hạn chế cho trẻ sống ở môi trường độc hại, ô nhiễm nguồn nước, không khí.

Bệnh cảm cúm

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho... Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

benh tay chan mieng bung phat o tre vao mua mua bao
Trẻ dễ bị cảm cúm vào mùa mưa bão

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.

Sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết ở trẻ rất dễ xảy ra.

Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virut thường và sốt rét.

Để phòng bệnh cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, diệt bọ gậy (loăng quăng). Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

Nguyễn Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/benh-tay-chan-mieng-bung-phat-o-tre-vao-mua-mua-bao-76342.html

In bài viết