Trung Quốc đầu tư 1,3 tỷ USD vào các dự án ở Việt Nam trong 4 tháng

10:05 | 25/04/2019

Trung Quốc giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD, số dự án cấp mới là 187 dự án. 
Doanh nghiệp Nhật Bản kéo đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư Thị trường bất động sản Việt Nam theo góc nhìn của chuyên gia Bloomberg Nhìn gương Sri Lanka, Myanmar vội giảm dự án do Trung Quốc đầu tư để tránh nợ
Trung Quốc đầu tư 1,3 tỷ USD vào các dự án ở Việt Nam trong 4 tháng
Trung Quốc nổi lên giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa báo cáo chi tiết về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm 2019.

Trong cơ cấu vốn đăng ký, hiện Trung Quốc nổi lên giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD, số dự án cấp mới là 187 dự án.

Một số dự án lớn trong 4 tháng đầu năm 2019 của các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam có thể kể tên như Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR, tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR; Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd đầu tư với mục tiêu Sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang…

Đã có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,7 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc vươn lên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,98 USD, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 203 tỷ USD, chiếm 58,1% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,3 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 23,3 tỷ USD (chiếm 6,7% tổng vốn đầu tư).

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 149,5 triệu USD. Trong đó có 44 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam gần 96 triệu USD. Có 9 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 53,5 triệu USD.

Theo lĩnh vực: lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 81,7 triệu USD, chiếm 54,7% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực ngân hàng đứng thứ hai với 36 triệu USD và chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư; bán buôn, bán lẻ đứng thứ 3 với 16,4 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

Theo địa bàn: Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 23 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với 1 dự án quy mô vốn lớn 59,8 triệu USD, Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 40% tổng vốn đầu tư. Campuchia xếp thứ 2 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 37,9 triệu USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư. Malaysia xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư gần 14 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hoa Kỳ, Nam Phi, Canada.

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-dau-tu-13-ty-usd-vao-cac-du-an-o-viet-nam-trong-4-thang-75980.html

In bài viết