Ngày Cá tháng Tư và những sự thật thú vị

09:19 | 01/04/2019

(TĐO) - Ngày Cá tháng Tư hay ngày nói dối rơi vào 1/4 hàng năm. Theo phong tục, vào ngày này, mọi người càng nói dối nhau càng nhiều càng tốt.
Nhân chuyện "ăn cỗ lấy phần", Tây ăn không hết mang về là chuyện thường! Sự thật việc đi ăn cỗ lấy phần bị phạt tiền ở Nam Định Người Việt từng chỉ xưng hô tao - mày
ngay ca thang tu va nhung su that thu vi
Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư vẫn là ẩn số. (Ảnh: VOX)

Ngày Cá tháng Tư 1/4

Ngày Cá tháng Tư 1/4 dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng từ bao lâu nay vẫn được nhiều người mong chờ và coi đó là nét đẹp trong phong tục truyền thống. Mọi người tung tin giả, nói dối nhau những điều vô hại để đem lại không khí vui vẻ và những kỷ niệm khó quên. Với người Việt, ngày Cá tháng Tư vốn không có gì xa lạ, tuy nhiên có những sự thật rất thú vị mà ít ai biết đến về ngày nói dối nổi tiếng này.

1. Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư vẫn còn là ẩn số

Ngày Cá tháng Tư phổ biến trên toàn thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguồn gốc chính xác của ngày này. Nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngày nói dối 1/4 là từ nước Pháp.

Năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4, thời điểm bắt đầu mùa xuân vì 21/3 là ngày Xuân phân.

Thời điểm đó cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles, một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Điều này khiến những người cấp tiến không hài lòng và khái niệm "ngớ ngẩn" được đặt ra dành cho những kẻ vẫn ăn tết ngày 1/4. Ngày này cũng trở thành ngày tượng trưng cho sự sai lệch thông tin.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư xưa kia có tên gọi là săn chim cúc-cu (Hunt-the-Gowk) ("gowk" trong phương ngữ Scotland là tên khác của một loài chim cúc cu hay là kẻ ngốc). Những trò đùa truyền thống là yêu cầu một người nào đó chuyển giúp một tin nhắn được niêm phong có yêu cầu xin được giúp đỡ.

Thông điệp trong tin nhắn ghi: "Dinna laugh, dinna smile. Hunt the gowk another mile" (Dinna cười to, dinna cười mỉm. Hãy săn chim cúc cu ở nơi khác) và người nhận được yêu cầu tiếp tục chuyển tiếp tin nhắn đến "nạn nhân" khác.

ngay ca thang tu va nhung su that thu vi
Tại Anh, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April fool và người bị lừa sẽ bị gọi là "kẻ ngốc tháng Tư". (Ảnh: East Idaho News)

Tại Anh, một trò đùa tháng tư là bất ngờ la hét "April fool!" (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là "kẻ ngốc tháng Tư". Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Năm 1957, đài BBC đã lập một trò đùa, được gọi là Swiss Spaghetti Harvest (Mùa thu hoạch mì ống Thụy Sĩ), khi mà họ phát sóng một bộ phim giả của nông dân Thụy Sĩ đang thu hoạch mì ống (Spaghetti) tươi từ những cành cây. BBC sau đó đã được tràn ngập bởi những yêu cầu để hỏi mua một "cây spaghetti" như thế, buộc họ phải thú nhận bộ phim là một trò đùa trong những tin tức ngày hôm sau.

Tại Iran, những trò vui nhộn được chơi vào ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư (Nowruz), thường rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 tháng 4. Ngày này, được ghi nhận tổ chức từ năm 536 trước Công nguyên, được gọi là Sizdah Bedar và là trò đùa và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới và vẫn còn tồn tại đến nay, thực tế này đã khiến nhiều người tin rằng ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ truyền thống này.

2. Ở một số quốc gia, bạn chỉ được phép nói dối đến trưa ngày 1/4

Cá tháng tư là ngày mà mọi người có thể thoải mái nói khoác với nhau. Tuy nhiên không phải bất kỳ thời gian nào trong ngày này lời nói dối của bạn cũng dễ dàng được tha thứ. Bạn có thể nói dối cả ngày ở Mỹ, Pháp, Ireland... nhưng chỉ được nói dối đến giữa trưa ngày 1/4 ở Anh, Canada, New Zealand, Úc. Ở những quốc gia này, nếu bạn nói dối sau buổi trưa ngày 1/4 sẽ bị coi là người bất lịch sự, thậm chí người bị lừa còn giận và cạch mặt bạn.

3. Google là công ty thường xuyên đưa ra những trò đùa cho khách hàng và cả nhân viên

Nhắc đến ngày Cá tháng Tư, phải nói đến Google. Vì Google luôn nổi tiếng với những trò đùa bất ngờ vào ngày nói dối. "Gã khổng lồ vui tính" khiến cả thế giới bật cười và thấy thú vị với những trò đùa như tuyển nhân viên nghiên cứu làm việc trên mặt trăng, ứng dụng dịch ngôn ngữ động vật ra tiếng Anh, điều khiển gmail bằng hành động, tìm kho báu trên google map, bắt pokemon trên google map...

Không chỉ khách hàng thường xuyên sử dụng Google mà chính nhân viên của hãng cũng đề cao cảnh giác trong ngày Cá tháng Tư.

4. Ngày Cá tháng Tư ở Việt Nam được gọi theo tên gọi ở nước Pháp

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp ngày cá tháng tư 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “Gowk” cũng có nghĩa là Fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

XEM THÊM

ngay ca thang tu va nhung su that thu vi "Tứ đại đồng đường"

Ở Hà Nội với những chăm sóc y tế có khá hơn các vùng nông thôn khác nhưng lũ trẻ đi học thập kỉ 60 ...

ngay ca thang tu va nhung su that thu vi Từ "Việt Nam phong tục" nhìn lại phong tục Việt Nam

Ngoài giá trị tư liệu, khảo cứu đã được khẳng định suốt một thế kỷ qua, có thể xem công trình của Phan Kế Bính ...

ngay ca thang tu va nhung su that thu vi Những phong tục bình thường ở Việt Nam nhưng lại khiến khách nước ngoài sửng sốt

Việt Nam là đất nước nghìn năm văn hiến với nền văn hóa đậm tín ngưỡng phương Đông và có nhiều tập tục của đất ...

Hải Yến

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-ca-thang-tu-va-nhung-su-that-thu-vi-74485.html

In bài viết