Cấy ghép tế bào gốc - phương pháp cứu người bệnh khỏi virus HIV

14:33 | 13/03/2019

Câu chuyện của ba người loại bỏ được virus HIV trong cơ thể đang tạo nên hy vọng về một ngày mà căn bệnh thế kỷ sẽ được chữa trị tận gốc. 
Công ty bán "thần dược tế bào gốc” bị phạt 105 triệu đồng vì quảng cáo quá lố Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tế bào gốc tạo máu không cùng huyết thống Việt Nam ghép tế bào gốc chữa chứng xơ phổi ở trẻ sinh non

Người bệnh đầu tiên là một người đàn ông ở Berlin (Đức) được ghép tủy xương từ một người hiến tặng có khả năng miễn dịch tự nhiên với virus HIV. Anh là người duy nhất được cho là đã chữa khỏi HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS. Hiện anh đang kỉ niệm 12 năm được chữa khỏi bệnh.

Phương pháp cấy ghép như vậy khá nguy hiểm và cũng đã từng thất bại ở những bệnh nhân khác. Thế nhưng gần đây đã có 2 người nữa được cứu thoát khỏi căn bệnh này bằng cách thức trên. Sau một thời gian ngưng dùng thuốc kháng virus, các kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể người này không còn sự tồn tại của bệnh.

cay ghep te bao goc phuong phap cuu nguoi benh khoi virus hiv
Phương pháp cấy tế bào gốc chữa HIV đang được áp dụng trên nhiều quốc gia. Ảnh: The Stream.

Theo nghiên cứu, khoảng 1% những người có nguồn gốc từ Bắc Âu thừa hưởng đột biến từ cha mẹ và miễn nhiễm với hầu hết HIV.

Ở trường hợp bệnh nhân thứ 2 tại London (Anh), thì việc cấy ghép làm thay đổi hệ miễn dịch của cơ thể, giúp anh có đặc điểm đột biến và kháng HIV của người hiến tặng. Sau 18 tháng ngưng dùng thuốc HIV, bệnh nhân này không nhận thấy dấu vết nào của virus thế kỷ này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng các bệnh nhân này đã được chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỉ. Phương pháp cấy ghép này cũng chỉ áp dụng được trong một số trường hợp nhiễm HIV. Thế nhưng, với sự phát triển không ngừng của y học và khoa học, người bị nhiễm HIV đang ngày càng có thêm cơ hội được sống sót.

“Rõ ràng, đây chưa phải là một lựa chọn cho người nhiễm HIV, ngay cả ở những nước rất giàu, nhưng nó là một bước tiến lớn. Điều này cực kỳ thú vị vì nó làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về miễn dịch phức tạp của HIV và sẽ giúp chúng ta hiểu gần hơn với một phương pháp chữa bệnh”, Giáo sư Francois Venter, Phó giám đốc điều hành Wits RHI nói.

Anh Nguyễn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cay-ghep-te-bao-goc-phuong-phap-cuu-nguoi-benh-khoi-virus-hiv-73483.html

In bài viết