Cấm xe máy ở đô thị: Những phát ngôn, đề xuất gây tranh cãi

15:05 | 12/03/2019

Việc hai tuyến đường Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương (Hà Nội) được đề xuất chọn để thí điểm cấm xe máy đang khiến dư luận dậy sóng...
Từ năm 2030 Hà Nội bắt đầu cấm xe máy vào nội đô Hà Nội sẽ cấm xe máy tại các quận nội thành từ năm 2030 Hà Nội sẽ cấm xe cũ nát, lên lộ trình cấm xe máy
cam xe may o do thi nhung phat ngon de xuat gay tranh cai
Trước vấn đề hai tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương được chọn để thí điểm cấm xe máy, nhiều đề xuất trước đó, liên quan tới nội dung này cũng đã được đưa ra.

Trả lời báo chí, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết cơ quan này đang nghiên cứu trình lãnh đạo UBND, HĐND thành phố đề án xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030. Trong lộ trình có đề cập tới việc dừng đăng ký xe máy mới, việc này Sở đang cùng Viện chiến lược thảo luận, tìm giải pháp. Theo ông Viện, nếu cấm được xe máy càng sớm càng tốt.

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cũng cho rằng, ôtô có tiêu chuẩn khí thải nhưng xe máy chưa có, thành phố cần xem xét hạn chế, tiến đến cấm xe máy, nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí của thành phố.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, hiện nay, Australia, Tây Âu sử dụng các phương tiện công cộng như tàu điện chạy trên mặt đất bánh cao su rất hiện đại, thi công nhanh, chiếm ít diện tích đất, kết nối ngoại thành với nội thành.

Qua nghiên cứu, tàu điện ở các nước đi rất nhiều, giá rẻ. Ông Hùng đề nghị lãnh đạo thành phố cho Sở GTVT đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm. Khi có hệ thống này sẽ làm giảm lượng xe máy trong nội đô.

Cũng theo TS Đặng Hoài Trung, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, khi triển khai đồng bộ các giải pháp thì tình trạng ùn tắc giao thông sẽ giảm dần, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội do ùn tắc giao thông, giảm thời gian đi lại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…

“Giảm sử dụng phương tiện cá nhân, tăng sử dụng vận tải hành khách công cộng còn tiết kiệm chi phí chung của xã hội về thời gian, nhiên liệu, giảm chi phí bảo dưỡng, duy tu hệ thống đường bộ đô thị do bị quá tải, xuống cấp”, ông Trung nói.

Đồng tình việc cấm xe máy, nhưng theo Kỹ sư cao cấp Hà Ngọc Trường, Giảng viên Đại học GTVT, xe máy đang được xem là phương tiện di chuyển tối ưu cho cá nhân nhưng đang là tai họa của xã hội. Không thể viện lý do chờ đến khi vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đảm bảo cho mọi người dân đi lại mới bắt đầu hạn chế xe cá nhân.

TS Phạm Hoàng Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ GTVT), thông tin mạng lưới giao thông xe buýt hiện nay chưa hoàn thiện, phần lớn là xe buýt lớn trong khi đường nhỏ, hẻm nhiều, cơ cấu xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

“Đến năm 2030 thì TP cần phát triển xe buýt số lượng lớn, đường sắt đô thị cần có giải pháp đột phá, phát triển buýt thủy, taxi, xe đạp công cộng… TP cũng cần phát triển minibus để gom khách từ các trục là tuyến đường lớn” - ông Trung đề xuất.

Trái ngược với những ý kiến trên, TS Huỳnh Thế Du (Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam) lưu ý thành phố cần cân nhắc thông điệp cấm xe máy - điểm nhấn trong đề án. Bởi có khả năng đẩy nhanh xu hướng chuyển từ xe máy sang ôtô, là nguyên nhân chính làm cho tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày một trầm trọng.

Theo ông, nếu chọn cách tiếp cận theo hướng cấm phương tiện cá nhân do không tìm được giải pháp khả dĩ hơn, thì thông điệp nên là: "Đến năm 2030, thành phố sẽ không cho phép các phương tiện cá nhân lưu thông ở một số khu vực, nhất là khu trung tâm".

Theo PGS. TS Phạm Xuân Mai, cần có nhiều giải pháp đột phá, cụ thể là phải có chính quyền giao thông đô thị vì lĩnh vực này liên quan đến nhiều sở ban ngành, cần phải có chính quyền giao thông đô thị để giải quyết các vấn đề về quy hoạch, đầu tư, kinh phí. “Xe buýt mới đáp ứng 4-5% nhu cầu đi lại thì còn rất thấp. Mỗi năm, bỏ ra khoảng 1.000 tỷ để thu hút 300 triệu hành khách đi xe buýt thì chưa hiệu quả. Các nước trợ giá cao gấp 3-4 lần, nhưng đáp ứng đến 70% nhu cầu đi lại của người dân”, ông Mai nói.

UBND Hà Nội vừa chính thức ban hành đề án cấm xe máy vào nội đô và hạn chế ôtô. Đến 2030, thành phố cấm xe máy ở nội thành và cấm ôtô theo ngày, theo giờ ở một số tuyến phố.

Lộ trình thực hiện 3 giai đoạn:

Giai đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT.

Giai đoạn 2017-2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.

Giai đoạn 2017-2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận

cam xe may o do thi nhung phat ngon de xuat gay tranh cai Hà Nội dự kiến cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội đô

TĐO - Đây là một trong những nội dung của Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn ...

cam xe may o do thi nhung phat ngon de xuat gay tranh cai Đề xuất đến năm 2021 cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội thành Hà Nội

TĐO - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học để giảm phương tiện ...

cam xe may o do thi nhung phat ngon de xuat gay tranh cai Hà Nội sẽ cấm xe máy hoạt động trong nội thành

TĐO - Theo dự thảo chương trình phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, Hà Nội sẽ khai thác ...

Tường Vy

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cam-xe-may-o-do-thi-nhung-phat-ngon-de-xuat-gay-tranh-cai-73461.html

In bài viết