13:13 | 19/04/2025
![]() |
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: TTXVN) |
Theo rà soát của VCCI, Hoa Kỳ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 với các mặt hàng chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, máy móc, thiết bị. Trong đó, nhiều ngành có tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên tới trên 40%, thậm chí vượt 50%, như ngành gỗ, dệt may, thiết bị điện tử.
Điều này cho thấy, nếu mức thuế đối ứng bị áp dụng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tổn thương nặng nề do mất thị phần, giảm sức cạnh tranh, gián đoạn sản xuất. Từ đó kéo theo người lao động mất việc làm, ảnh hưởng tới an sinh xã hội, tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.
Do đó, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, trong nguy luôn có cơ, bởi các doanh nghiệp cần phải coi đây là thời điểm để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() |
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu khai mạc. (Ảnh: Người đưa tin) |
Cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng, tận dụng hiệu quả 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để mở rộng sang các khu vực ít rủi ro hơn. Với thị trường trong nước có quy mô 100 triệu dân, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến phát triển thị trường nội địa và coi đây chính là trụ đỡ vững chắc. Đồng thời, doanh nghiệp phải tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương với Hoa Kỳ, khẳng định vị thế là đối tác đáng tin cậy trong các lĩnh vực xanh, sạch.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực kiến nghị Chính phủ kiên định, chú trọng hơn nữa các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi với Mỹ, tăng cường đối thoại, đàm phán qua các kênh. Sớm triển khai các giải pháp cụ thể nhằm cân bằng thương mại hơn với Mỹ tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm thuế đối ứng với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Chính phủ cần có thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng bị ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, kích cầu đầu tư - tiêu dùng trong nước, giữ mặt trận xuất khẩu.
![]() |
TS.Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Người đưa tin) |
Bên cạnh đó cần cơ cấu lại nền kinh tế, tăng nội lực, tính tực chủ, tự lực, tự cường: tập trung vào các động lực tăng trưởng khác (đầu tư, tiêu dùng) và các động lực tăng trưởng mới.
Đồng thời, các doanh nghiệp nên tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất… tiết giảm chi phí, tinh giản quy trình, bộ máy. Nắm bắt các xu hướng lớn chuyển đổi kép xanh hóa và số hóa để xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và ESG. Nâng cao năng lực cạnh tranh gồm cả quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tài chính, tỷ giá, pháp lý; minh bạch xuất xứ hàng hóa, mức độ trung chuyển, gian lận thương mại; đáp ứng yêu cầu xanh hóa, tiêu chuẩn môi trường.
Cần tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới và từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Singapore.
Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI - cho rằng, đối với đơn hàng hiện có, doanh nghiệp cần theo dõi động thái, phối hợp - đàm phán với nhà nhập khẩu; tranh thủ xuất hàng trong giai đoạn tạm hoãn thuế.
Cùng với đó, từng bước điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng các thị trường FTA, thị trường nội địa. Từng bước cải cách, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, cải thiện chuỗi cung ứng, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cạnh tranh; định hướng kinh doanh bền vững.
VCCI kiến nghị Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về thủ tục xử lý các đơn hàng bị chậm, hủy. Hỗ trợ về tín dụng, giãn - hoãn nợ để xử lý vướng mắc về dòng tiền. Bên cạnh đó, hỗ trợ quảng bá, xúc tiến ở các thị trường khác, kết nối đối tác, tận dụng FTA.
![]() Tổng thống Donald Trump vừa bày tỏ niềm tự hào về những thành tựu quan trọng trong gần 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, đặc biệt nhấn mạnh vào thành công trong việc kiểm soát biên giới và chính sách thuế quan. |
![]() Theo các chuyên gia, chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ làm leo thang căng thẳng thương mại, mà còn vô tình kéo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) xích lại gần nhau trong nỗ lực tìm kiếm ổn định giữa bối cảnh bất định do Washington tạo ra. |
Quảng An (Tổng hợp)