Pháp trở thành nước đầu tiên ghi quyền phá thai vào Hiến pháp

10:28 | 05/03/2024

Quốc hội Pháp vừa thông qua quyết định mang tính lịch sử: Đưa quyền phá thai vào Hiến pháp. Pháp trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa quy định này vào luật cơ bản.
Việt Nam và Grenoble (Pháp) tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa Việt Nam và Grenoble (Pháp) tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa
Từ ngày 17 - 20/2, trong khuôn khổ hoạt động xúc tiến hợp tác và tăng cường tình hữu nghị với các địa phương của Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã thăm và làm việc tại thành phố Grenoble kết hợp thăm hỏi cộng đồng người Việt nhân dịp Tết nguyên đán.
Đoàn tình nguyện viên Pháp xây nhà, giao lưu hữu nghị với người dân Đồng Nai, Long An Đoàn tình nguyện viên Pháp xây nhà, giao lưu hữu nghị với người dân Đồng Nai, Long An
Đoàn tình nguyện viên thuộc tổ chức Les Enfants du Dragon (LEDD), Pháp đang có chuyến thăm quan, giao lưu hữu nghị với người dân tại tỉnh Long An và Đồng Nai (Việt Nam).

Ngày 4/3, các nhà lập pháp trong Quốc hội Pháp đã đồng loạt đứng lên vỗ tay hoan hô nhiệt liệt khi dự luật về quyền phá thai được thông qua với số phiếu áp đảo 780-72. Chủ tịch Hạ viện Yael Braun-Pivet cho biết: “Tôi tự hào về Quốc hội này, nơi nói rằng quyền phá thai giờ đây sẽ là một phần của luật cơ bản của chúng ta”.

Trước đó, Thủ tướng Gabriel Attal nói chuyện trước 925 nhà lập pháp tập trung tại phiên họp lưỡng viện ở Versailles và kêu gọi họ đưa Pháp trở thành quốc gia đi đầu về quyền phụ nữ và làm gương trong việc bảo vệ quyền phụ nữ cho các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Pháp trở thành nước đầu tiên ghi quyền phá thai vào Hiến pháp 2
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal phát biểu trước Quốc hội Pháp ngày 4/3

Trên thực tế, việc phá thai được hợp pháp hóa tại Pháp vào năm 1975 trong một đạo luật do Bộ trưởng Y tế Simone Veil ủng hộ nhưng không có điều gì trong Hiến pháp đảm bảo quyền phá thai. Sau đó, nước này ban hành một số luật để cải thiện các điều kiện phá thai, thông qua việc bảo vệ sức khỏe và danh tính phụ nữ, cũng như giảm nhẹ gánh nặng tài chính của thủ thuật y tế này.

Năm 1988, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa việc sử dụng mifepristone làm thuốc phá thai. Chi phí phá thai, phẫu thuật hoặc do thuốc, được bảo hiểm y tế quốc gia chi trả.

Quyết định năm 2022 của Tòa án Tối cao Mỹ nhằm đảo ngược phán quyết của Roe v. Wade công nhận quyền phá thai theo hiến pháp của phụ nữ đã khiến các nhà hoạt động thúc đẩy Pháp trở thành quốc gia đầu tiên bảo vệ quyền này một cách rõ ràng trong luật cơ bản của mình. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn bảo đảm quyền tự do phá thai của phụ nữ là quyền Hiến định, không thể đảo ngược.

Ngày 24/11/2022, Hạ viện Pháp ủng hộ ghi quyền được nạo phá thai vào Hiến pháp với 337 phiếu thuận, 32 phiếu chống. Pháp đã gia hạn thời hạn hợp pháp cho việc phá thai từ 12 lên 14 tuần.

Quyền phá thai được công chúng Pháp ủng hộ rộng rãi. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy sự ủng hộ ở mức trên 80%, phù hợp với các cuộc khảo sát trước đó. Cuộc thăm dò tương tự cũng cho thấy đa số người dân ủng hộ việc đưa nó vào hiến pháp. Hạ viện Pháp hồi tháng 1/2024 đã chấp thuận áp đảo việc coi việc phá thai là một “quyền tự do được đảm bảo” trong hiến pháp, tiếp theo Thượng viện đã thông qua dự luật này vào ngày 28/2. Như vậy, Điều 34 trong Hiến pháp của nước Pháp ghi thêm: Luật pháp quy định các điều kiện mà theo đó quyền tự do của người phụ nữ được thực hiện, được đảm bảo để có thể tự nguyện chấm dứt thai kỳ.

Pháp trở thành nước đầu tiên ghi quyền phá thai vào Hiến pháp 1

Tuần hành với biểu ngữ “Phá thai là quyền cơ bản” tại tủ đô Paris

Các nhà hoạt động nhân quyền tại Pháp đã hoan nghênh, coi đây một bước tiến mang tính chất quyết định, là một trang sử mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của phụ nữ, thể hiện sự tiên phong của nước Pháp trong việc bảo vệ quyền tự do phá thai. Các nhóm khác ăn mừng chiến thắng chung của các tổ chức nữ quyền và đây là một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến phụ nữ trên toàn thế giới.

Khi Pháp trở thành quốc gia đầu tiên đưa việc phá thai vào hiến pháp, các nhà hoạt động cho rằng điều này truyền cảm hứng cho các biện pháp tương tự trên khắp châu Âu. Nó cũng có thể thúc đẩy các nỗ lực bổ sung việc phá thai vào Hiến chương về Quyền cơ bản của châu Âu để bảo vệ quyền tiếp cận phá thai trên toàn Liên minh châu Âu (EU).

Đại sứ Israel, Thái Lan và Pháp kể chuyện ăn Tết Việt Nam Đại sứ Israel, Thái Lan và Pháp kể chuyện ăn Tết Việt Nam
Các Đại sứ Israel, Thái Lan tại Việt Nam thích thú với những phong tục đón năm mới mang đậm bản sắc văn hóa, con người Việt Nam.
Người Việt tại Pháp lễ chùa gửi gắm ước nguyện bình an đầu năm Người Việt tại Pháp lễ chùa gửi gắm ước nguyện bình an đầu năm
Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của bà con người Việt tại Pháp mỗi dịp Tết đến, Xuân về để cầu sức khỏe, cầu an, cầu lộc cho gia đình, người thân…

Khôi Nguyên (Theo AFP, Euro News)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phap-tro-thanh-nuoc-dau-tien-ghi-quyen-pha-thai-vao-hien-phap-197385.html

In bài viết