Kéo co gắn kết cộng đồng Việt - Hàn

06:42 | 19/11/2023

Lần đầu tiên 8 cộng đồng thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và Hàn Quốc hội tụ tại Hà Nội, cùng chia sẻ, trình diễn, giới thiệu di sản của cộng đồng mình. Sự kiện diễn ra ngày 18/11 tại đền Trấn Vũ (Long Biên, Hà Nội), trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.
Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam
Triển lãm gần 90 bức tranh thủy mặc của các họa sĩ Việt – Hàn
Buổi trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc thu hút sự tham gia của gần 500 nghệ nhân, người thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (Hàn Quốc). (Ảnh: Tổ quốc)
Buổi trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc thu hút sự tham gia của gần 500 nghệ nhân, người thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (Hàn Quốc). (Ảnh: Báo Điện tử Tổ quốc)
Đây là lần đầu tiên Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức sự kiện này nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành Di sản nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi danh.
Sự kiện được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên lần đầu tiên tổ chức nhằm tăng cường kết nối, trao đổi giữa các cộng đồng thực hành Di sản nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi danh. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Trong ảnh, hai đội kéo co của đền Trấn Vũ trình diễn trò kéo co ngồi. Dây song được luồn qua một cột gỗ lim lớn, người chơi ngồi chân co, chân duỗi và xen kẽ nhau để có được lực kéo tốt nhất. (Ảnh: Tổ quốc)
Trong ảnh, hai đội kéo co đền Trấn Vũ trình diễn trò kéo co ngồi. Dây song được luồn qua một cột gỗ lim lớn, người chơi ngồi chân co, chân duỗi và xen kẽ nhau để có được lực kéo tốt nhất. Thanh niên được tuyển chọn là những người cao to, vạm vỡ, có đủ sức khỏe. (Ảnh: Báo Điện tử Tổ quốc)
Trình diễn kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ thể hiện cao tinh thần đồng đội của những người tham gia.
Trình diễn kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ thể hiện tinh thần đồng đội của những người tham gia. (Ảnh: Báo Tin tức)
Kéo co mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). (Ảnh: Báo Tin tức)
Kéo co mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). (Ảnh: Báo Tin tức)
Phần trình diễn của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) với dây kéo được bện bằng rơm. (Ảnh: Tổ quốc)
Phần trình diễn của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) với dây kéo được bện bằng rơm. (Ảnh: Báo Điện tử Tổ quốc)
Tại lễ hội kéo co ở Hàn Quốc, dây kéo có thể dài tới 200m, nặng tới 40 tấn và tất cả mọi người có mặt đều có thể tham gia kéo co, tạo sự gắn kết cộng đồng. (Ảnh: Tổ quốc)
Tại lễ hội kéo co ở Hàn Quốc, dây kéo có thể dài tới 200m, nặng tới 40 tấn và tất cả mọi người có mặt đều có thể tham gia kéo co, tạo sự gắn kết cộng đồng. (Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc)
Dù mỗi cộng đồng, đất nước có tên gọi, cách thực hành khác nhau về nghi lễ và trò chơi kéo co, nhưng đều hướng tới mục tiêu cầu sức khỏe cho nhân dân, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Dù mỗi cộng đồng, đất nước có tên gọi, cách thực hành khác nhau về nghi lễ và trò chơi kéo co, nhưng đều hướng tới mục tiêu cầu sức khỏe cho nhân dân, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Điểm chung của nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam với các nước trên thế giới là chung một sợi dây. Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay, sự tiếp sức từ cộng đồng này đến cộng đồng khác.
Điểm chung của nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam với các nước trên thế giới là chung một sợi dây. Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay, sự tiếp sức từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Sau phần trình diễn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, Hội Kéo co Gijisi đã tặng lại dây kéo co cho đền Trấn Vũ như một món quà giao lưu văn hóa độc đáo.
Sau phần trình diễn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, Hội Kéo co Gijisi đã tặng lại dây kéo co cho đền Trấn Vũ như một món quà giao lưu văn hóa độc đáo. (Ảnh: Báo Điện tử Tổ quốc)
Năm 2015, kéo co được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippin) và trở thành môn thi đấu thể thao phổ biến hiện nay ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Sinh viên quốc tế hào hứng tập đi cà kheo, nhảy lò cò Sinh viên quốc tế hào hứng tập đi cà kheo, nhảy lò cò
Rộn ràng ngày hội văn hoá hữu nghị Việt - Hàn Rộn ràng ngày hội văn hoá hữu nghị Việt - Hàn

Minh Thái (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/keo-co-gan-ket-cong-dong-viet-han-193356.html

In bài viết