Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

09:41 | 25/10/2023

Chiếc nón lá cọ là vật dụng thân quen của dân tộc Tày, xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), trở thành nét đẹp văn hóa của riêng bà con nơi đây.
Gìn giữ và phát triển văn hoá - nghệ thuật Việt Nam ở Đức
Cơ hội gìn giữ văn hóa Việt từ một cuộc bầu cử
Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Phải mất từ 2 đến 3 ngày, những bà lão ngoài 70 tuổi người Tày tại Bản Liền, Bắc Hà, Lào Cai mới làm xong một chiếc nón từ lá cọ rừng (Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc).

Có thể nói với người Tày, Bắc Hà, chiếc nón lá cọ đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Không chỉ theo chân thiếu nữ Tày về nhà chồng, theo các bà, các chị lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất, mà ngày nay, nón lá cọ còn là món quà tặng ý nghĩa, theo chân khách du lịch đi khắp mọi miền.

Nghề làm nón lá cọ theo thời gian cũng được người Tày, Bắc Hà gìn giữ và lưu truyền. Từ chỉ còn khoảng 4 hộ còn làm nón lá cọ, chủ yếu là người cao tuổi thì nay nghề làm nón lá đã được phát triển theo chương trình phát triển du lịch cộng đồng. Xã Bản Liền đã thành lập tổ đan lát và nhóm cùng sở thích tham gia làm nón lá cọ để phục vụ du lịch.

Giá bán của chiếc nón cọ được bán ra thị trường với giá từ 60 đến 80 nghìn đồng 1 chiếc, tùy loại to hoặc nhỏ. Chiếc nón trong cộng đồng người Tày địa phương ngoài để che mưa, che nắng còn có vai trò quan trọng trong nghi lễ cưới, hỏi. Nón được trao cho cô dâu khi về nhà chồng và là vật kỷ niệm của cha mẹ để lại cho con dâu với mong muốn con là người hiếu thảo, yêu thương gia đình. Chiếc nón còn được sử dụng trong các tiết mục múa trong các buổi biểu diễn văn nghệ của dân tộc… Đặc biệt, trong mấy năm trở lại đây, những chiếc nón lá cọ trở thành quà tặng và đồ trang trí được nhiều người dân, du khách ưa thích tìm mua.

Theo văn hóa của người Tày từ xưa con gái mới lớn sẽ được ông bà, bố mẹ truyền dạy kỹ thuật đan nón lá cọ, nhưng bây giờ giới trẻ còn rất ít người làm được chiếc nón đẹp. Để có được chiếc nón lá cọ bền, đẹp, người làm phải mất nhiều công và kỹ thuật khâu tỉ mỉ. Người làm phải đến rừng cọ chọn những chiếc lá đủ to, mỏng đều, sau đó mang về phơi vừa nắng, tạo độ dai cần thiết cho chiếc lá, tiếp đó mới đến công đoạn cắt thớ lá và ép phẳng rồi mới đan nón. Vành nón được làm bằng cật tre để đảm bảo vừa dẻo vừa có độ bền cao. Khi đan, người làm cần khéo tay để tránh lá bị rách hoặc chia lá không đều khiến khó đan. Chỉ khâu ngày xưa được dùng bằng sợi đay, ngày nay đã có dây cước vừa chắc chắn, vừa tạo được mũi khâu đẹp. Công đoạn sau cùng và quan trọng nhất là bảo quản chiếc nón sao cho được bền, bà con thường treo trên gác bếp để tránh mục, mọt rồi mới đưa ra sử dụng. Việc khó nhất là phải bẻ cuống sao cho 2 chiếc lá ráp vào nhau rồi khâu lại thật tỉ mỉ, cầu kì. Thành quả sẽ là những chiếc nón thật sự hữu ích, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tạo sản phẩm du lịch độc đáo.

Nguồn video: Truyền hình Lào Cai

Gìn giữ, tu sửa các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia Gìn giữ, tu sửa các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang vừa phối hợp với Ủy ban hành chính; Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia các tỉnh Koh Kong, Preah Shihanuok, Kep và Kam Pot (Vương quốc Campuchia) khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ công trình Đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
GNI: tổ chức hoạt động giúp người trẻ bảo vệ, giữ gìn môi trường sống GNI: tổ chức hoạt động giúp người trẻ bảo vệ, giữ gìn môi trường sống
GNI vừa tổ chức hoạt động giao lưu với chủ đề “Bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta” tại thôn Cao Ngỗi, xã Đông Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang với sự tham gia của 15 tình nguyện viên đến từ Hà Nội, 57 người dân địa phương tham gia.

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gin-giu-nghe-lam-non-la-cua-nguoi-tay-bac-ha-192539.html

In bài viết