Đồng Nai: Bảo đảm nhân quyền trên tất cả các mặt của đời sống xã hội

13:49 | 23/10/2023

Đây là tinh thần được thống nhất tại Hội nghị tập huấn công tác đấu tranh, bảo đảm về nhân quyền tỉnh Đồng Nai năm 2023 diễn ra ngày 23/10. Hội nghị do Ban Chỉ đạo về nhân quyền tỉnh Đồng Nai phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tổ chức.
Việt Nam: Hợp tác để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một yêu cầu cần thiết
Hà Giang: Chia sẻ thông tin nhân quyền từ tỉnh đến cấp huyện và xã, phường, thị trấn

Hội nghị lần này tập huấn cho lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, chuyên viên trực tiếp tham mưu công tác liên quan đến quyền con người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hội nghị tập huấn công tác đấu tranh, bảo đảm về nhân quyền tỉnh Đồng Nai năm 2023. (Ảnh: Thu Huyền)
Hội nghị tập huấn công tác đấu tranh, bảo đảm về nhân quyền tỉnh Đồng Nai năm 2023. (Ảnh: Thu Huyền)

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về nhân quyền tỉnh Đồng Nai cho biết: Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, đặc biệt là các chủ trương, chính sách về tôn giáo, dân tộc, người lao động. Đồng thời huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, góp phần quản trị xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số vấn đề phức tạp như: tranh chấp, khiếu kiện, đình công, các vấn đề tôn giáo, dân tộc, sự gia tăng của các loại tội phạm, hoạt động chống phá của một số đối tượng cực đoan, chống đối... Những vấn đề trên tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, dễ bị các thế lực thù địch, tổ chức phản động lợi dụng kích động, tuyên truyền chống phá, xuyên tạc, nhất là xuyên tạc về vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Vì thế, Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền hàng năm là rất cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đảm bảo quyền con người trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo viên của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày 2 chuyên đề: Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đấu tranh với hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống phá Việt Nam; Quyền của người lao động trong các công ước/điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết”.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Đồng Nai đề nghị các các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt sâu rộng đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm quyền con người.

Cần nhận thức rõ công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, với mục đích bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn trên các lĩnh vực; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá.

Ông cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền của người lao động, đảm bảo nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Đồng Nai
Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thu Huyền)

Đối với những vụ việc phức tạp, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm, phải xử lý khéo léo, mềm dẻo, cương quyết ngay tại cơ sở, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo, đình công, lãn công; không để lây lan kéo dài, trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng, kích động quần chúng hoạt động chống đối chính quyền.

Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm phù hợp cho từng đối tượng. Cùng với đó, quan tâm thường xuyên trong giáo dục đối với tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số về nhân quyền. Chú trọng thông tin, tuyên truyền về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên lĩnh vực nhân quyền theo định hướng của Ban Chỉ đạo Nhân quyền. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền, đả kích, tán phát tài liệu xuyên tạc, nói xấu chế độ của số đối tượng cực đoan, chống đối.

Các tổ chức nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng Báo cáo UPR Các tổ chức nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng Báo cáo UPR
Điện Biên: Chủ động đấu tranh với các hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Điện Biên: Chủ động đấu tranh với các hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Thu Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dong-nai-bao-dam-nhan-quyen-tren-tat-ca-cac-mat-cua-doi-song-xa-hoi-192490.html

In bài viết