Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo

08:48 | 03/09/2023

Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào năng lượng tái tạo Tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào năng lượng tái tạo
Các doanh nghiệp đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khi mà chính quyền Bắc Kinh vận động doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không trước năm 2060.
Singapore sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo Singapore sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo
Đây là chia sẻ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 28/8, tại Nhà Quốc hội.

Năng lượng tái tạo đã giúp giảm bớt tác động của hạn hán, hạ giá điện, cũng như lượng khí thải ra môi trường trên toàn EU. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh các nước EU đẩy mạnh nỗ lực chuyển đổi năng lượng.

Sự tăng trưởng bùng nổ về năng lượng mặt trời có nghĩa là hầu hết các nước EU sẽ đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo vào năm 2030 trước thời hạn, thúc đẩy sự lạc quan về nỗ lực giảm khí thải toàn cầu.

Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo 2
Năng lượng mặt trời

Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp năng lượng Mặt trời châu Âu, công suất tấm quang điện mặt trời (PV) mới của 27 nước thành viên EU năm 2022 là 41,4 gigawatts (GW), tăng 47% so với năm trước đó. Con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 50 GW trong năm nay.

Sản lượng điện mặt trời tăng 13% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2022, trong khi năng lượng gió tăng đạt 4,8%.

Theo dữ liệu từ nhóm vận động hành lang SolarPower Europe, khoảng 23 quốc gia dự kiến sẽ đạt được mục tiêu lắp đặt năng lượng mặt trời vào năm 2027. Điều đó có nghĩa là hàng triệu tấn khí thải nhà kính đang được giảm bớt mỗi năm so với dự đoán.

Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết, năm 2022 việc triển khai năng lượng mặt trời có nghĩa là thế giới đã tiết kiệm được 230 triệu tấn khí thải CO2, gấp đôi lượng khí thải hàng năm của Bỉ.

Bộ trưởng Năng lượng 9 nước thành viên EU dọc bờ Địa Trung Hải (MED9 - gồm Croatia, Cyprus, Pháp, Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha) đã ký kết "Tuyên bố Malta" thúc đẩy đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Nam Âu nhằm đưa Địa Trung Hải thành trung tâm năng lượng xanh của khu vực.

EC ước tính khối này sẽ cần các khoản đầu tư bổ sung trị giá 113 tỷ euro (122,9 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo và hydro đến năm 2030.

Là quốc gia luôn đi đầu nỗ lực giảm khí thải trong EU, Đức cho biết năng lượng gió đã trở thành nguồn đóng góp thứ hai trong mạng lưới điện năm ngoái, với 24,1%, trong khi điện mặt trời là 10,6%. Đức đang tìm cách tăng công suất điện mặt trời lên 400GW vào năm 2040. Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời Đức cho biết, tham vọng này đòi hỏi tăng gấp 3 lần công suất lắp đặt điện mặt trời trong vòng 3 năm tới.

Áo có 78% sản lượng điện đến từ nguồn năng lượng xanh, đang hướng tới tham vọng loại bỏ năng lượng hóa thạch và đạt mức trung hòa carbon lần lượt vào năm 2030 và 2040. Để đạt được mục tiêu này, Áo đang có kế hoạch lắp đặt 1 triệu tấm quang điện mặt trời nhằm tăng sản lượng điện xanh lên 27 terawatt-giờ (TWh) trong năm 2030.

Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo 3
Hệ thống điện gió ở Phần Lan

Tại khu vực Bắc Âu, Cơ quan thống kê quốc gia Phần Lan cho biết, trong tháng 5, tỷ lệ điện tái tạo ở nước này chiếm mức cao kỷ lục 75% tổng sản lượng tiêu thụ điện. Năm 2022, điện gió tăng 41%, chiếm tới 14,1% tổng sản lượng tiêu thụ điện, tương đương 11,6 TWh. Phần Lan đang có kế hoạch mở rộng sản xuất năng lượng gió từ đất liền sang các vùng ven biển.

Trong khi đó, năng lượng tái tạo ở Đan Mạch và Bồ Đào Nha chiếm hơn 75% tổng nguồn điện. Ở Hy Lạp và Romania, nguồn năng lượng tái tạo vượt quá 50% nguồn cung.

City Energy hợp tác với Senoko Energy để thúc đẩy sáng kiến ​​năng lượng bền vững ở Singapore City Energy hợp tác với Senoko Energy để thúc đẩy sáng kiến ​​năng lượng bền vững ở Singapore
City Energy, công ty cung cấp và bán lẻ khí đốt duy nhất qua đường ống của Singapore trong 160 năm qua và Senoko Energy, một trong những công ty năng lượng lớn nhất và lâu đời nhất của Singapore, đã hợp tác trong một quan hệ đối tác quan trọng để thúc đẩy các sáng kiến ​​năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường.
ADB tăng cường hỗ trợ phát triển năng lượng sạch tại châu Á ADB tăng cường hỗ trợ phát triển năng lượng sạch tại châu Á
Sự hợp tác sẽ liên quan đến việc chia sẻ chuyên môn và thực tiễn tốt nhất trong các lĩnh vực như hợp tác khu vực, quan hệ đối tác công-tư, cấu trúc và tài trợ dự án.

Khôi Nguyên (Theo Politico, Ember-climate.org)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lien-minh-chau-au-thuc-day-nguon-nang-luong-tai-tao-190693.html

In bài viết