Xu hướng dùng đồ cũ, săn rác tái chế trong giới trẻ Trung Quốc

11:44 | 26/07/2023

Ý thức về môi trường nhưng kinh tế hạn hẹp, nhiều thanh niên Trung Quốc dần chấp nhận dùng đồ cũ và tái chế, trang trí nhà cửa bằng những vật dụng bỏ đi trên đường phố.
Xu hướng lối sống “gấp đôi thu nhập, không con cái” của giới trẻ Hàn Quốc Xu hướng lối sống “gấp đôi thu nhập, không con cái” của giới trẻ Hàn Quốc
Những người trẻ Hàn Quốc hiện nay càng ngày càng không muốn kết hôn và có con vì chi phí sống đắt đỏ cùng những quan điểm cá nhân đã thay đổi.
Độc lạ cách thức hái và chế biến trà Trinh nữ của Trung Quốc Độc lạ cách thức hái và chế biến trà Trinh nữ của Trung Quốc
Trà Trinh nữ được biết đến là một trong những đệ nhất danh trà của Trung Quốc. Tương truyền từ thời xa xưa, những lá trà để làm trà Trinh nữ phải được hái bởi những cô gái đồng trinh đã qua tuyển chọn nghiêm ngặt. Giá thành của loại trà cũng rất cao, lên đến 20 triệu đồng/cân.

Thú vui săn đồ cũ

Khi màn đêm buông xuống, Zhou Yuxian bắt đầu đạp xe quanh trung tâm Thượng Hải không phải tập thể dục mà để săn lùng "kho báu" trong những thùng rác. Chàng trai 27 tuổi này là một trong số những người sớm chấp nhận trào lưu "stooping" (nhặt phế phẩm mang về sử dụng lại). Căn hộ của Zhou chất đầy những đồ vật tìm thấy trong những chuyến đi săn đêm như đèn, dải duy băng nhiều màu sắc… Gần đây, anh nhặt cả bồn toilet dùng làm chậu cây trong nhà một người bạn

Hầu hết người Trung Quốc sẽ coi nhặt phế phẩm về dung lại là kỳ quái, thậm chí là đáng xấu hổ. Nhưng Zhou nói rằng thế hệ của anh ấy không nhìn nhận theo cách đó.

“Chúng tôi có thể mặc đồ hiệu sang trọng và nhặt rác cùng một lúc. Điều đó không mâu thuẫn mà rất hợp thời”, Zhou nói.

Giới trẻ Trung Quốc săn rác tái chế 7
Thú vui săn rác

Phong trào "săn rác" có nguồn gốc từ New York, nơi có truyền thống lâu đời về việc mọi người để lại đồ đạc không dùng đến trên mái hiên của các tòa nhà chung cư. Thuật ngữ "stooping" xuất hiện những năm 2019 bởi một cặp vợ chồng đến từ Brooklyn (Mỹ), chủ nhân của kênh Stooping NYC thu hút nửa triệu người theo dõi. Giờ đây, phong trào trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Kể từ mùa hè năm 2022, các nhóm nhặt rác ở hơn 12 thành phố đã thành lập một nhóm trên mạng xã hội Xiaohongshu. Mỗi bài đăng có hàng triệu lượt theo dõi. Quản trị viên cho biết rất ngạc nhiên trước số lượng người tham gia.

Trung Quốc có thể là mảnh đất màu mỡ để "săn rác". Mặc dù người Trung Quốc lớn tuổi có truyền thống xa lánh hàng cũ nhưng điều này không đúng với thế hệ trẻ. Thị trường hàng hóa đã qua sử dụng ở đây được dự đoán sẽ tăng vọt từ 300 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) năm 2015 lên 3.000 tỷ tệ (420 tỷ USD) năm 2025.

Giống như những nơi khác, thế hệ thiên niên kỷ ở Trung Quốc ý thức về môi trường nhưng nhiều người có kinh tế hạn hẹp. Họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Các cửa hàng từ thiện và đồ cũ trở nên phổ biến ở các thành phố lớn vài năm qua. "Đó là một xu hướng đang phát triển. Những người thuộc thế hệ cũ thích đập vỡ đồ đạc và vứt đi hơn là để người khác sử dụng. Nhưng khi trình độ học vấn tăng lên, tôi tin mọi người đang dần chấp nhận dùng đồ cũ và tái chế", Zhou nói.

Tránh lãng phí

Sự kiện khơi mào cho phong trào săn rác là đợt phong tỏa dẫn đến những con đường đầy đồ đạc người ta bỏ lại khi chuyển đi nơi khác. Chen Jiaorong, một người tiên phong cho biết khi đi dạo quanh khu phố ở Thượng Hải sau khi hết lệnh phong tỏa tháng 6/2022, khắp các vỉa hè đầy rẫy đồ đạc. Cô cảm thấy lãng phí khủng khiếp nếu tất cả những vật dụng gia đình đó kết thúc ở bãi rác.

Giới trẻ Trung Quốc săn rác tái chế 1

Chen Jiaorong kiểm tra một món đồ tìm thấy trên đường phố

"Tôi nhớ lại thời là sinh viên ở London, có một cặp vợ chồng già đã để vài chiếc ghế cũ trên đường kèm dòng chữ 'miễn phí cho ngôi nhà mới'. Tôi quyết định thử", cô gái 27 tuổi chia sẻ.

Kể từ đó, Chen bắt đầu chụp ảnh đồ nội thất vứt ngoài đường và đăng ảnh lên mạng Xiaohongshu, gắn thẻ địa điểm để mọi người biết nơi tìm từng món đồ. Cô cũng gắn "đôi mắt" lên các món đồ để mang tiếng cười cho mọi người. "Không chỉ là nhặt rác, mục tiêu của tôi là làm cho nó hợp thời trang và thú vị", nữ nhân viên tiếp thị nói.

Chẳng bao lâu sau, Chen thấy rằng cô ấy cần phải thiết lập một tài khoản chuyên dụng của Shanghai stooping để dễ dàng theo dõi mọi thứ hơn. Tài khoản hiện có hơn 38.000 người theo dõi và Chen cho biết cô nhận được hàng trăm tin nhắn mỗi ngày. Tuy nhiên không phải tất cả đều ủng hộ. Cô thường xuyên bị hỏi: "Sao bạn nhặt những thứ đó?", "Sao bạn đăng những thứ bẩn thỉu như vậy lên?". Gia đình rất kinh ngạc trước hành vi của cô. Mẹ lo việc nhặt rác sẽ gây bất lợi cho con gái khi hẹn hò.

Giới trẻ Trung Quốc săn rác tái chế 2

Các bài đăng của Chen Jiaorong về đồ nội thất bị bỏ đi

Nhưng Chen không để tâm những lo ngại đó và giữ tâm thế "việc mình mình làm". Sự kiên trì của cô dường như đã thay đổi mẹ, khi gần đây bà gợi ý cháu họ nên mua chiếc máy pha cà phê cũ để tiết kiệm. "Tôi nghĩ đã tẩy não được mẹ bớt thành kiến với đồ cũ", Chen cười nói.

Chen hy vọng hành động săn rác của mình có thể gửi đi thông điệp rằng những đồ bỏ đi vẫn có thể hữu ích và có thể được tái chế cho những người có nhu cầu. Trong nhà riêng của Chen, mọi thứ từ kệ đến đĩa ăn tối của cô đều là đồ tái chế. Cô cũng đã xây dựng một khu vườn trà nhỏ bên ngoài căn hộ của mình từ khung giường gỗ cũ, ghế và những thứ phế thải khác.

Nghề phát tài

Chen Dashu (43 tuổi), là một người buôn đồ cũ kỳ cựu ở Ninh Ba cũng rất ấn tượng về phong trào đang phổ biến nhanh chóng ở Trung Quốc. "Ngày càng có nhiều người trẻ mang tư tưởng sống thân thiện với môi trường và bảo tồn tài nguyên", anh nói.

Giới trẻ Trung Quốc săn rác tái chế 3
Chen Dashu

Anh Dashu điều hành một cửa hàng đồ cũ ở Ninh Ba, nơi chứa cả nghìn đồ vật anh tìm thấy, hoặc mua bán. Trong đó có một viên gạch 2.000 năm tuổi và đồ đạc từ thế kỷ 20. Sau nhiều năm kinh doanh, cửa hàng của anh thành địa chỉ quen của những người mê đồ cổ, các nhà hàng, khách sạn hay quán cà phê muốn hoài cổ. Có thời điểm cửa hàng đạt doanh thu 100.000 tệ mỗi tháng.

Đi săn lùng rác là công cụ hữu ích cho việc kinh doanh của Chen. Anh thường đến các ngôi nhà có kế hoạch phá dỡ để tìm đồ. Đôi lúc anh rất tiếc khi không thể mang đi những món đồ lớn, đẹp đẽ. "Tôi cứ nghĩ những gì không phù hợp với mình có thể là thứ người khác muốn", Chen Dashu nói. Vì thế anh lập nhóm chia sẻ địa chỉ cho những người khác đến lấy. Tài khoản Xiaohongshu của anh đã có hơn 5.600 người theo dõi và anh ấy cũng điều hành 5 nhóm riêng biệt - mỗi nhóm có 500 thành viên - trên WeChat.

Chen Jiaorong cũng có quan điểm tương tự. Trong các nhóm của mình, cô ấy nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng cũ nên kể từ tháng 3, cô đã tổ chức bán hàng ở các chợ trời ở Thượng Hải 1-2 lần/tháng.

Giới trẻ Trung Quốc săn rác tái chế 6

Han Chensi và gian hàng của cô

Còn Han Chensi đã cùng bạn mở một gian hàng tại một trong những khu chợ trời đồ cũ vào tháng 5, cho biết không kỳ vọng lắm và nghĩ sẽ tặng những món đồ này cho cửa hàng đồ cũ nếu không bán được. "Nhưng chúng tôi đã bán hết sạch", cô nói.

Ngoài việc săn rác trong khu phố của mình, Han thích mua và bán đồ cũ tại các sự kiện địa phương. Cô nói: “Số lượng các hoạt động này đã tăng lên trong năm qua. Mọi người đang trở nên ý thức hơn về việc tái chế”.

Mô hình xử lý rác thải thực phẩm của Hàn Quốc: Kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia Mô hình xử lý rác thải thực phẩm của Hàn Quốc: Kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia
Hàn Quốc đã xử lý gần 100% chất thải thực phẩm bằng những cách thức đơn giản, hữu hiệu trong đó có việc huy động sức mạnh người dân tham gia vào quá trình phân loại và thu gom rác thải tại nguồn... Đây là kinh nghiệm hữu ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong việc giải quyết bài toán xử lý rác thải thực phẩm hiện nay.
Giảng dạy về bảo vệ môi trường và Ngày ngày hội tái chế rác cho học sinh Giảng dạy về bảo vệ môi trường và Ngày ngày hội tái chế rác cho học sinh
Ngày 17/5, tổ chức GNI đã tổ chức sự kiện “Ngày hội tái chế rác” tại trường TH Tuân Lộ với sự tham gia học sinh đến từ 2 trường TH Tuân Lộ và trường TH&THCS Quy Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Khôi Nguyên (Theo Sixthtone)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xu-huong-dung-do-cu-san-rac-tai-che-trong-gioi-tre-trung-quoc-189258.html

In bài viết