Ghé thăm những công trình kiến trúc cổ nhất tại Thủ đô Kiev

09:25 | 24/07/2023

Là một trong những thành phố lâu đời nhất của Châu Âu, Thủ đô Kiev ở Ukraine vô cùng nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc mang màu sắc Gothic cổ đại đã trường tồn hàng thế kỷ.
11 công trình kiến trúc tỷ đô đang góp phần thay đổi cả châu Âu 11 công trình kiến trúc tỷ đô đang góp phần thay đổi cả châu Âu
4 công trình kiến trúc tôn giáo độc nhất thế giới khiến nhiều người choáng ngợp 4 công trình kiến trúc tôn giáo độc nhất thế giới khiến nhiều người choáng ngợp

Theo như vài nghiên cứu, Kiev- thủ đô Ukraine đã có tuổi đời trên hơn 2000 năm. Một trong những tòa kiến trúc cổ nhất của thành phố này là nhà thờ Sofiyivsky 1000 năm tuổi, hiện tại đã được trùng tu và sửa chữa lại.

Lối thiết kế đầy độc đáo mang hơi hướng Gothic cùng những thiết kế, chạm khắc hoa văn trên những tòa nhà kiến trúc cổ thu hút khách du lịch tới chiêm ngưỡng. Các nhà hoạt động đô thị luôn đấu tranh để giành được vị thế đặc biệt cho các tòa nhà lịch sử, nhằm bảo vệ chúng khỏi bị dỡ bỏ và phá hủy.

Ngôi nhà cổ nhất ở Podil

Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1798 và được đánh giá là ngôi nhà cổ kính nhất tại Kiev. Nó đã sống sót sau trận Đại hỏa hoạn Podil năm 1811 hoành hành trong ba ngày và phá hủy phần lớn Podil, khu dân cư đông nhất tại Kiev vào thời điểm đó.

Ghé thăm những công trình kiến trúc cổ nhất tại Thủ đô Kiev
Tòa nhà dân cư lâu đời nhất ở Kiev nằm ở số nhà 7 đường Kontraktova Ploshcha (Ảnh: Kostyantyn Chernichkin).

Trước khi trận hỏa hoạn xảy ra, phần lớn những ngôi nhà trong khu dân cư được làm từ gỗ. Sau đó, chúng được xây lại bằng đá.

Tòa nhà này là một trong số ít những tòa nhà cổ bằng gỗ còn sót lại ở Podil. Ban đầu nó thuộc về gia đình quý tộc Leontiy Vyshnevsky, người tình của con gái Sa hoàng Peter I, tức Hoàng hậu Elizabeth Petrovna. Vào năm 1891, ngôi nhà này trở thành tổ ấm của gia đình Nechayev chuyên làm bánh gừng và con cháu họ vẫn sống tại đây cho tới giờ. Các chuyến tham quan dành cho khách du lịch đến tòa nhà do chính chủ sở hữu, ông Kostyantyn Maleev, thực hiện trong thời gian rảnh.

Nhà của Hoàng Đế Peter I tại Kiev

Một tòa nhà bằng gỗ cổ kính khác còn sót lại sau trận Đại hỏa hoạn Podil là Ngôi nhà của Sa hoàng Peter I, được cho là xây dựng vào năm 1696. Mặc dù nơi này vẫn còn mang tên của vị Hoàng đế nước Nga vĩ đại, không có hồ sơ chính thức nào xác nhận liệu hoàng đế Nga có từng sử dụng tòa nhà này như một căn cứ bí mật theo như lời đồn đại hay không.

Ghé thăm những công trình kiến trúc cổ nhất tại Thủ đô Kiev
Ảnh: Kostyantyn Chernichkin.

Tuy vậy, tòa nhà là nơi ở của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã sống. Một trong những nhà soạn nhạc Baroque nổi tiếng nhất của Ukraine, Artemy Vedel, đã sống trong ngôi nhà này trong những năm cuối đời. Nó cũng là nhà của người sáng lập trường trị liệu Ukraine, Feofil Yanovsky, và Bác sĩ Ivan Voskresensky, cha dượng của nhà văn Ukraine Mikhail Bulgakov.

Bảo tàng Kamyanitsya Kievsky Viyta tổ chức các cuộc triển lãm và tham quan tòa nhà bằng tiếng Nga và tiếng Ukraine dành cho khách du lịch tới đây. Bảo tàng hoạt động từ 7 giờ sáng cho tới 11 giờ đêm.

Ngôi nhà của Ivan Mazepa

Ngôi nhà của Ivan Mazepa là một trong những công trình đã sống sót sau trận Đại hỏa hoạn Podil năm 1811. Kiến trúc này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 17. Cái tên của nó xuất phát từ truyền thuyết rằng tòa nhà được xây dựng bởi vị tướng Ivan Mazepa lừng danh.

Ông đã được trao tặng danh hiệu Hoàng tử của Đế chế La Mã Thần thánh vào năm 1707 vì những nỗ lực của mình cho Liên đoàn Thần Thánh. Những sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Mazepa đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và âm nhạc.

Ghé thăm những công trình kiến trúc cổ nhất tại Thủ đô Kiev
Ngôi nhà theo phong cách Baroque cổ kính của Ukraine này đã được công nhận là di tích kiến trúc vào năm 1963 và trở thành bảo tàng vào năm 1990 (Ảnh: Kostyantyn Chernichkin).

Mặc dù lời truyền miệng này không có bất cứ căn cứ dẫn chứng nào, nó vẫn được chấp nhận một cách rộng rãi bởi người dân ở Ukraine. Tòa nhà được biết đến với cái tên Ngôi nhà của Mazepa trong nhiều thế kỷ.

Ngôi nhà theo phong cách Baroque cổ kính của Ukraine này đã được công nhận là di tích kiến trúc vào năm 1963 và trở thành bảo tàng vào năm 1990. Với hơn 9.000 hiện vật lịch sử, bảo tàng là nơi bảo tồn các di tích lịch sử và văn hóa của người Cossack.

Biệt thự của Ivan Mykolayovych Tereshchenko

Tòa nhà theo kiến trúc Gothic này được xây dựng vào những năm 1874-1875 bởi kiến trúc sư Andreas Ferdinand Krauss. Nó đã chứng kiến rất nhiều biến chuyển lịch sử trong suốt thời gian tồn tại của mình. Biệt thự được gia đình Tereshchenko chăm sóc qua nhiều thế hệ. Người đầu tiên sở hữu nó là Ivan Tereshchenko, một họa sĩ và là con trai của Nikola Tereshchenko, người đứng đầu ngành công nghiệp sản xuất đường lớn nhất ở Nga.

Bộ sưu tập nghệ thuật của Mykhailo Tereshchenko (người sau này trở thành ngoại trưởng Nga năm 1917) được cất giữ trong ngôi nhà này, nhưng sau đó chúng đã bị hủy hoại trong cuộc cách mạng Bolshevik diễn ra vào năm 1917.

Ghé thăm những công trình kiến trúc cổ nhất tại Thủ đô Kiev
Ảnh: Kostyantyn Chernichkin.

Mặc dù đây là một trong những kiến trúc được bảo vệ nghiêm ngặt, ngôi biệt thự đã gần như bị phá hủy để nhường chỗ cho một dự án xây dựng trái phép. May thay, nó đã được cứu bởi những nhà hoạt động phi chính phủ vào năm 2017 và được bảo tồn như là một chứng tích lịch sử danh giá cho tới ngày nay.

Minh Châu (theo Kyiv Post)

Những nhịp cầu kiệt tác kiến trúc Những nhịp cầu kiệt tác kiến trúc
Có những cây cầu không chỉ thực hiện chức năng cơ bản giúp kết nối đôi bờ mà còn là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật và khả năng sáng tạo của con người.
Độc đáo kênh đào Corinth - Công trình tuyệt đỉnh của nhân loại Độc đáo kênh đào Corinth - Công trình tuyệt đỉnh của nhân loại
Bên dưới bầu trời xanh của Hy Lạp, những con tàu khổng lồ lững lờ lái qua khoảng không hẹp hai bên của kênh đào Corinth. Con kênh này là một trong những kỳ tích quan trọng nhất được hoàn thành vào cuối thế kỷ 19, thực hiện giấc mơ của con người từ 2.500 năm trước.

Minh Châu

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ghe-tham-nhung-cong-trinh-kien-truc-co-nhat-tai-thu-do-kiev-188998.html

In bài viết