Nhiều yếu tố giúp kinh tế Nhật tăng trưởng vượt kỳ vọng

15:24 | 08/06/2023

Thông tin kinh tế Nhật tăng trưởng vượt kỳ vọng được công bố ở thời điểm kinh tế Nhật hiện đang duy trì trên ngưỡng cao nhất trong hơn 3 thập kỷ.
Thị trường chứng khoán hồi phục giúp tài sản các tỷ phú Nhật phình to Thị trường chứng khoán hồi phục giúp tài sản các tỷ phú Nhật phình to
Đại gia bán lẻ Tadashi Yanai có tài sản tăng mạnh nhất năm nay, tài sản của ông tăng thêm 11,8 tỷ USD và như vậy củng cố vị thế người giàu nhất nước Nhật.
Nhật Bản: Thành phố đầu tiên sử dụng ChatGPT trong công tác hành chính Nhật Bản: Thành phố đầu tiên sử dụng ChatGPT trong công tác hành chính
Thành phố Yokosuka, tại tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo đã trở thành chính quyền địa phương đầu tiên tại Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm sử dụng AI tạo sinh.

Kinh tế Nhật tăng trưởng ở tốc độ nhanh hơn so với kỳ vọng khi mà nhiều doanh nghiệp tăng cường chi tiêu và đầu tư, đây có thể coi như diễn biến quan trọng có lợi cho Thủ tướng Nhật Fumio Kishida trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng ông có thể tiến hành bầu cử sớm, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Nội các Nhật công bố GDP của Nhật quý 1/2023 tăng trưởng 2,7% so với quý liền trước đó. Con số này cao hơn so với mức 1,6% theo tính toán ban đầu và cao hơn so với dự báo 1,9% của các chuyên gia. Dữ liệu mới công bố cũng cho thấy Nhật tránh được suy thoái kinh tế kỹ thuật vào cuối năm ngoái.

Đầu tư doanh nghiệp tăng mạnh là một trong những yếu tố quan trọng đẩy kinh tế Nhật tăng trưởng tốt, nó cho thấy tâm lý của chủ doanh nghiệp vẫn vững vàng dù rằng vẫn có những nỗi lo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn. Hoạt động mua vào nhiều hàng dự trữ của doanh nghiệp cũng giúp cho hoạt động kinh tế tăng trưởng.

Thông tin kinh tế Nhật tăng trưởng vượt kỳ vọng được công bố ở thời điểm kinh tế Nhật hiện đang duy trì trên ngưỡng cao nhất trong hơn 3 thập kỷ, những yếu tố này chắc chắn sẽ được Thủ tướng Kishida nhắc đến trong cuộc bầu cử sớm tới đây. Trong tuần tới, Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ có cuộc họp chính sách.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện đang chạy đua với các nước khác thu hút khách du lịch nước ngoài và kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi chính phủ chấm dứt các biện pháp hạn chế đi lại thời kỳ COVID-19. Số liệu GDP mới nhất của Nhật làm giảm đi những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại có thể làm giảm đi mong muốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật.

Tỷ lệ ủng hộ với nội các của ông Kishida hiện đang ở mức 46,7%, theo khảo sát của JNN công bố trong tuần này. Tỷ lệ ủng hộ của ông cao hơn so với thời điểm đầu năm nay. Việc sự ủng hộ với ông Kishida tăng cao sau cuộc họp thượng đỉnh của G7 vào năm ngoái.

Sự tác động qua lại giữa lạm phát và lương sẽ quyết định việc liệu quá trình phục hồi hiện tại có duy trì được không và liệu BOJ có thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hay không. Số liệu công bố vào tháng 4/2023 cho thấy mức lương tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia và vẫn tiếp tục giảm sau khi điều chỉnh lạm phát, điều này cũng đồng nghĩa giá cả tăng cao sẽ gây sức ép lên tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi tại Nhật tháng 3/2023 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu công bố vào ngày thứ Sáu, như vậy chỉ số này duy trì trên ngưỡng mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ), nhiều doanh nghiệp đẩy phần chi phí tăng thêm về phía người tiêu dùng.

Theo Nikkei, dữ liệu mới nhất càng khiến cho thị trường kỳ vọng rằng BOJ sẽ có thể loại bỏ đi chương trình kích cầu quy mô lớn đã hứng chịu nhiều sự chỉ trích về việc bóp méo thị trường trái phiếu và gây tổn hại đến lợi nhuận biên của các tổ chức tài chính.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi, chỉ số không tính đến giá thực phẩm tươi sống nhưng có bao gồm chi phí năng lượng, tăng đúng với kỳ vọng của thị trường.

Trước đó trong tháng 2/2023, chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật đã tăng 3,1%, chững lại đáng kể so với mức tăng 4,2% - cao nhất trong 41 năm vào tháng 1/2023. Chỉ số giá tiêu dùng hạ nhiệt chủ yếu bởi chính phủ Nhật đưa ra chương trình trợ cấp cho các hộ gia đình.

Việc giá cả hàng hóa toàn cầu tăng không ngừng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Nhật, trước đó vốn ngại ngần tăng giá với khách hàng, cuối cùng cũng đã buộc phải nâng giá bán hàng hóa, vì vậy đẩy lạm phát tiêu dùng lên trên ngưỡng mục tiêu 2% của BOJ.

Các quan chức thuộc BOJ, trong đó có thống đốc mới nhậm chức Kazuo Ueda, đã thề sẽ giữ chính sách tiền tệ ở ngưỡng siêu nới lỏng cho đến khi có thêm bằng chứng cho thấy việc lạm phát tăng cao có nguyên nhân từ việc nhu cầu cao chứ không phải do áp lực thiếu cung.

Trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào tuần tới, BOJ nhiều khả năng sẽ không thay đổi chính sách kiểm soát lợi suất trái phiếu, đồng thời đưa ra quan điểm chính sách mềm mỏng.

Sau bùng phát COVID-19: Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đạt kỳ vọng Sau bùng phát COVID-19: Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đạt kỳ vọng
Lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2023 tăng 5,6%, đánh dấu cho sự tăng tốc so với tháng liền trước nhưng mới chỉ đạt một nửa tốc độ tăng trưởng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.
WB bất ngờ lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 WB bất ngờ lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023
WB dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, cao hơn tỷ lệ 1,7% theo dự báo của các chuyên gia WB trước đây.

Trung Mến

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-yeu-to-giup-kinh-te-nhat-tang-truong-vuot-ky-vong-186996.html

In bài viết