Giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại ĐBSCL

21:05 | 12/05/2023

Theo GS.TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung chính sách vào 2 vấn đề quan trọng, là cải thiện tiếp cận giáo dục và vận dụng sự đa dạng văn hóa vào hoạt động du lịch.
Bánh Kà tum - Nét ẩm thực độc đáo của đồng bào  dân tộc thiểu số Khmer Bánh Kà tum - Nét ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Các tổ chức toàn cầu đẩy mạnh đầu tư vào phát triển bền vững trong giai đoạn nhiều biến động Các tổ chức toàn cầu đẩy mạnh đầu tư vào phát triển bền vững trong giai đoạn nhiều biến động
ĐBSCL tìm giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” có hơn 100 đại biểu Trung ương, diện lãnh đạo các Sở, ban ngành các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL; các diễn giả, nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự.

Đó là một trong những giải pháp được nêu ra tại Hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL), do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam và Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) tổ chức diễn ra tại TP Cần Thơ, hôm 11/5.

Hiện vùng ĐBSCL có dân số hơn 17,273 triệu người; trong đó, có 1,310 triệu người dân tộc thiểu số, chiếm 7,58 % dân số của vùng và chiếm 9,28 % số người dân tộc thiểu số cả nước. Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những đề án, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đã làm thay đổi diện mạo, khởi sắc nhiều vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.

ĐBSCL tìm giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
GS.TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tạo tiền đề khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành ĐBSCL. Mặc dù kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số duy trì ổn định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...

Tại hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe nhiều tham luận đóng góp, trao đổi kinh nghiệm địa phương trong khu vực ĐBSCL liên quan các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer...

ĐBSCL tìm giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao đổi với các đại biểu bên lề hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, Hội thảo đã đặt ra một số giải pháp cơ bản giúp Mặt trận tổ quốc các tỉnh, thành phố trong khu vực có thể nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần hỗ trợ nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập, sản xuất vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện các mục tiêu, phát triển khu vực.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, thời gian tới MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố tập hợp, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nhất là ý kiến, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số để Đảng, Nhà nước ban hành đường lối, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, hoạt động xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số...

Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn cần phối hợp chăm lo và phát huy vai trò của những cá nhân tiêu biểu trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Chọn sống khỏe - Chọn sẻ chia” gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực ĐBSCL “Chọn sống khỏe - Chọn sẻ chia” gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực ĐBSCL
Tối ngày 6/5, tại Trường ĐH Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức đêm nhạc “Chọn sống khỏe - Chọn sẻ chia” nhằm gây Quỹ từ thiện hỗ trợ bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây cũng là dịp để tri ân những nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã đồng hành cùng Quỹ suốt 3 năm qua.
Hơn 2.000 người dân Campuchia được Đoàn bác sĩ TP Cần Thơ khám bệnh, tặng quà, phát thuốc miễn phí Hơn 2.000 người dân Campuchia được Đoàn bác sĩ TP Cần Thơ khám bệnh, tặng quà, phát thuốc miễn phí
Hơn 830 thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách và người dân huyện Bakong, tỉnh Siem Riep và khoảng 1.200 người dân tại quận Rưs Sây Keo, thủ đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia) vừa được Đoàn bác sĩ TP Cần Thơ tổ chức đoàn đến khám bệnh, tặng quà, phát thuốc miễn phí.
Khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” Khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”
Ngày 10/5, tại Bảo tàng Quân khu 9 Cần Thơ, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”. Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của các thế hệ đối với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Thành Thật

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giai-phap-phat-trien-kinh-te-ben-vung-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tai-dbscl-185810.html

In bài viết