Ghềnh Bàng cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 20 km về hướng đông bắc. Tại gác chắn ở cuối đường Hoàng Sa, du khách sẽ nhìn thấy bãi giữ xe Ghềnh Bàng (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Đoạn đường đi bộ xuống bãi Ghềnh khoảng 1 km, có độ dốc lớn, kèm theo đó là các tảng đá nhấp nhô gây nhiều khó khăn khi du khách di chuyển. Khách cần trang bị cho mình đôi giày có độ bám tốt để tránh nguy hiểm khi đi qua đoạn đường này (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Do Ghềnh Bàng không sử dụng cho mục đích khai thác du lịch Đà Nẵng nên bạn có thể ghé đây bất cứ lúc nào mà không mất phí tham quan (Ảnh: https://vinpearl.com)
Thời điểm thích hợp để du khách đến tham quan vào khoảng 16 giờ chiều mỗi ngày. Vì đây là lúc không còn nắng gắt và ánh sáng vẫn đủ tốt để du khách có thể chụp những bức hình kỷ niệm (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi Ghềnh (Ghềnh Bàng) tại bán đảo Sơn Trà (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
Giới trẻ tìm đến Ghềnh Bàng để dựng trại và tận hưởng không gian nên thơ, lưng tựa núi, mặt hướng về phía đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Vào những ngày cuối tuần, lều trại được dựng lên, mùi khói tỏa ra từ các bếp lửa khiến Ghềnh Bàng trở nên sôi động. (Ảnh: Du lịch Sơn Trà).
Với những ai thích câu cá ở ghềnh thì Ghềnh Bàng Đà Nẵng chính là một lựa chọn lý tưởng không thể bỏ qua. Vị trí đắc địa gợi ý cho du khách thường là những vách đá nhô ra biển, nơi bạn vừa câu cá vừa có thể ngắm cây cỏ, hóng gió hòa mình giữa thiên nhiên. Thong thả với chiếc cần câu, kiếm cho mình những khoảng tĩnh lặng, thư giãn cùng gia đình và thưởng thức một bữa tối bên bãi biển bằng chính thành quả của những giây phút yên bình ấy (Ảnh: https://bestour.com.vn).
Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2023 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng ngày 10/4, Đoàn Lãnh đạo Thành uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng.