Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước tăng hỗ trợ qua kênh cầm cố giấy tờ (OMO)

11:46 | 14/04/2023

Liên tiếp trong 6 phiên gần đây, Nhà điều hành đã bơm ròng tổng cộng gần 46.288 tỷ đồng qua kênh cầm cố giấy tờ (OMO).
Dự báo lợi nhuận quý 1/2023: Đa phần ngân hàng có lãi, nhóm thép, phân bón tăng trưởng âm Dự báo lợi nhuận quý 1/2023: Đa phần ngân hàng có lãi, nhóm thép, phân bón tăng trưởng âm
Theo dự báo của SSI Research, trong quý 1/2023, ACB, ACV, BID, CTG, CTR, DBD, FPT, HDB, STB, VRE... khả năng tăng trưởng lợi nhuận dương trong khi BSR, DCM, DGW, DPM, FRT, GAS, HAH, HPG, HSG, QTP... có thể tăng trưởng lợi nhuận âm.
Ngân hàng dè dặt kế hoạch năm 2023 Ngân hàng dè dặt kế hoạch năm 2023
Không còn những con số kế hoạch tăng trưởng 50 -70%, các nhà băng trở nên thận trọng hơn trong năm nay, trước bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều thách thức.

Tiếp nối đà từ những phiên trước, ngày 13/4, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục tăng mạnh từ 0,14-0,22 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên trước đó. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm hiện đã lên tới 5,44%/năm.

Như vậy, chỉ tính trong một tuần qua, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng tới 2,2 điểm %, đồng nghĩa với chi phí các ngân hàng đang vay mượn lẫn nhau đã tăng tới gần 70%, một mức tăng rất đáng chú ý chỉ trong một thời gian ngắn.

Tương tự, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng tăng mạnh lên mức lần lượt 5,50%/năm; 5,54%/năm và 5,76%/năm.

Tuy nhiên, việc đường cong lãi suất gần như phẳng phản ánh thị trường đánh giá những thiếu hụt thanh khoản chỉ mang tính chất tạm thời. Chênh lệch lãi suất VND-USD kỳ hạn qua đêm đảo chiều sang dương. Tuy nhiên, theo giới phân tích, trạng thái này không còn quá tác động quá lớn tới diễn biến tỷ giá trên thị trường nhờ đồng USD quốc tế suy yếu và nguồn cung ngoại tệ tích cực.

Cùng với xu hướng tăng nhanh của lãi suất liên ngân hàng, từ phiên giao dịch 6/4, thị trường cũng đã bắt đầu chứng kiến hoạt động “bơm tiền” trở lại trên kênh cầm cố giấy tờ (OMO) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau 12 phiên liên tiếp bị “ế tiền”.

Theo đó, liên tiếp trong 6 phiên gần đây (từ phiên 6/4 đến 13/4), Nhà điều hành đã bơm ròng tổng cộng gần 46.288 tỷ đồng qua kênh cầm cố. Trong đó, bên cạnh kỳ hạn 7 ngày, NHNN cũng phát hành thêm kỳ hạn 28 ngày để hỗ trợ trợ thanh khoản hệ thống, lãi suất đều ở mức 5%/năm.

Trong hoạt động ngân hàng, kỳ hạn dài hơn thường có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, như trên, Nhà điều hành vừa giảm lãi suất vừa tạo điều kiện kỳ hạn dài hơn là tín hiệu hỗ trợ kép.

Song song, nhằm hỗ trợ thanh khoản, cơ quan này tiếp tục dừng phát hành tín phiếu hút tiền về.

Những diễn biến mới nhất trên thị trường liên ngân hàng cho thấy thanh khoản hệ thống đã không còn quá dồi dào. Tất nhiên, một phần nguyên nhân cũng do 110,7 nghìn tỷ đang bị “tạm nhốt” ở tín phiếu kỳ hạn dài 91 ngày trước đó.

Bên cạnh việc hỗ trợ trên kênh cầm cố, NHNN cũng đã bơm một lượng thanh khoản tiền Đồng khá lớn vào thị trường thông qua việc mua USD bổ sung dự trữ ngoại hối.

Theo ước tính của một số thành viên thị trường, trong 3 tháng đầu năm, Nhà điều hành đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương khoảng 94.000 tỷ đồng đã được bơm vào hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước chính thức triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước chính thức triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng
Thời hạn giải ngân của chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030.
Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: xu thế lâu dài hay chỉ tạm thời? Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: xu thế lâu dài hay chỉ tạm thời?
Thông tin nhiều ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt như nắng hạn gặp mưa rào, giúp nhà đầu tư “giải nhiệt” sau nhiều năm kiên nhẫn chờ đợi trái ngọt từ những khoản đầu tư rót vào các mã cổ phiếu ngân hàng. Nhưng liệu xu hướng này có bền lâu?

Trần Thúy

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cang-thanh-khoan-ngan-hang-nha-nuoc-tang-ho-tro-qua-kenh-cam-co-giay-to-omo-184680.html

In bài viết