Nhân dân Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar tưng bừng đón Tết "té nước"

15:40 | 14/04/2023

Cứ vào tháng 4 Dương lịch hàng năm, nhân dân các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar lại nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Nét độc đáo của những ngày Tết cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á này là tục té nước vào nhau để chúc phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, năm mới ấm no, nhà nhà hạnh phúc, vì vậy đây còn được gọi là Tết té nước.
Sắc màu Songkran trên đất Việt Sắc màu Songkran trên đất Việt
Buộc chỉ cổ tay - nghi lễ truyền thống độc đáo trong Tết Bunpimay Buộc chỉ cổ tay - nghi lễ truyền thống độc đáo trong Tết Bunpimay

Tết té nước xuất phát từ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cầu mong đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết cuộc sống của con người. Lễ hội té nước cũng thể hiện sự linh thiêng của tôn giáo. Ở mỗi quốc gia, lễ hội té nước lại có những cách thể hiện riêng: Người Lào gọi Tết té nước là Bunpimay (14 - 16/4 Dương lịch hàng năm), Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia (13-15/4), người Thái Lan là Tết Songkran (13 - 15/4), còn người Myanmar thì gọi là Thingyan (thường vào khoảng 13 - 23/4). Tuy vậy, chúng được tổ chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hóa đặc sắc và những nghi thức có khá nhiều nét tương đồng với nhau.

Theo quan niệm của người Thái Lan, hoạt động té nước tượng trưng cho việc gột rửa tội lỗi và xui xẻo trong năm cũ. Năm nay là thời điểm đánh dấu các hoạt động truyền thống của Songkran trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh (Ảnh: BBC).
Theo quan niệm của người Thái Lan, hoạt động té nước tượng trưng cho việc gột rửa xui xẻo, trút bỏ muộn phiền trong năm cũ, đồng thời đem lại may mắn và hạnh phúc vào năm mới cho người dân và du khách tham gia. Năm nay là thời điểm đánh dấu các hoạt động truyền thống của Songkran trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh (Ảnh: BBC).
Năm nay, dù bị cấm tạt nước ngoài đường phố, cấm sử dụng các loại nước hoặc súng nước có áp lực nước cao cũng như cấm trét bột mì, nhưng người dân Thái và du khách vẫn vui chơi Songkran hết mình. Trong ảnh, ch tham gia lễ hội Songkran ở tỉnh Prachinburi, phía đông Bangkok ngày 13-4. Ảnh: AP
Trong ảnh, du khách tham gia lễ hội Songkran ở tỉnh Prachinburi, phía đông Bangkok ngày 13/4 (Ảnh: AP).
Có gần 200 địa điểm trên khắp Bangkok sẽ tổ chức những hoạt động giải trí cho lễ hội Songkran. Chính quyền Bangkok đã công bố hướng dẫn về lễ hội Songkran gồm không uống rượu bia khi lái xe, mặc trang phục thích hợp, không bật loa có dung lượng lớn, vứt bột lên người khác, sử dụng súng nước có áp suất mạnh.
Có gần 200 địa điểm trên khắp Bangkok sẽ tổ chức những hoạt động giải trí cho lễ hội Songkran. Chính quyền Bangkok đã công bố hướng dẫn về lễ hội Songkran gồm không uống rượu bia khi lái xe, mặc trang phục thích hợp, không bật loa có dung lượng lớn, vứt bột lên người khác, sử dụng súng nước có áp suất mạnh (Ảnh: BBC).
Khao San và Silom Road, hai địa điểm thu hút đông du khách sẽ rộn ràng trở lại kể từ năm 2019.
Không giống với ngày Tết cổ truyền của các nước khác, lễ hội Songkran Thái Lan mang tính cộng đồng. Đây không chỉ là một dịp sum họp gia đình trong năm, mà còn là cơ hội giao lưu, kết bạn giữa người dân và các khách du lịch Thái Lan. Khao San và Silom Road là hai địa điểm thu hút đông du khách trong dịp Tết Songkran 2023 (Ảnh: BBC).
Nhân dân Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar tưng bừng đón Tết
Các lễ hội âm nhạc là điều không thể thiếu tại Tết té nước Songkran. Trong ảnh, một bạn trẻ Thái Lan hòa mình vào làn nước mát và âm nhạc sôi động trên con đường Khaosan (Ảnh: THAIRATH).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Lễ tắm Phật là nghi lễ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Bunpimay của người Lào. Người dân Lào còn tưới nước thơm lên những đồ vật thờ tự trong chùa. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước. Trong ảnh là lễ tắm Phật tại lễ hội Tết Bunpimay Lào 2566 tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (Ảnh: Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Trong dịp Tết cổ truyền Bunpimay, người dân Lào té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Trong ảnh, các lưu học sinh Lào đang học tại trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức đón Tết cổ truyền Bunpimay năm 2023. Sau lễ buộc chỉ cổ tay là lễ té nước. Lưu học sinh chuẩn bị sẵn một xô nước đặt giữa nền nhà, sau đó cùng nhảy múa xung quanh (Ảnh cắt từ clip).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Các lưu học sinh sẽ dùng cốc múc nước xối vào lưng các các bạn, sau đó tiếp tục đi theo hàng rồi nhảy múa (Ảnh: VnExpress).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều. Tuy nhiên, khi sang Việt Nam tục lệ này có chút thay đổi: thay vì té cả chậu nước, xô nước như ở Lào (do tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào) thì người Lào chỉ vẩy nước do thời điểm này thời tiết ở Việt Nam vẫn còn se lạnh. Trong ảnh, lưu học sinh Lào đón Tết Bunpimay ở trường Hữu nghị 80 (Ảnh: Maimary Phoxayyavong).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Lễ hội té nước Chol Chnam Thmay là dịp để người dân Campuchia hướng về Đức Phật và mừng năm mới. Trong những ngày này, khắp nơi đều trang trí đèn hoa rực rỡ, nhất là những ngôi chùa, những con đường dẫn đến hoàng cung (Ảnh: AKP).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Ngày đầu năm, người dân Campuchia mặc đồ đẹp, lên chùa lễ phật và làm lễ dâng cơm cho các nhà sư trong chùa để thể hiện sự tôn kính và cầu bình an cho cả gia đình (Ảnh: AKP).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Các phật tử còn làm lễ té nước lên tượng Phật và các vị sư sãi cao niên trong chùa bằng nước thơm để tỏ lòng tôn kính Sau đó, mọi người từ người già đến trẻ nhỏ vui vẻ té nước vào nhau thay cho lời chúc tốt lành dịp đầu năm. Người Campuchia cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian, ca hát và cùng nhau múa vũ điệu Apsara truyền thống ở các phum sóc (Ảnh: Khmer Times).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Năm 2023 đánh dấu lễ hội nước Thingyan trở lại với người dân Myanmar sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Thingyan được biết đến là lễ hội nước lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân Myanmar. Trong ảnh, một em nhỏ biểu diễn trong lễ hội nước Thingyan tổ chức tại Yangon ngày 13/4 (Ảnh: Xinhua).
Lễ hội té nước năm 2023: Gột bỏ xui xẻo, đón năm mới an lành
Nét đặc sắc của lễ hội nước Myanmar nằm ở việc những người tham gia té nước vào nhau. Cũng giống như các nước Lào hay Campuchia, người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những xui xẻo của năm cũ và mang đến những điều may mắn trong năm mới (Ảnh: Xinhua).
Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia chúc Tết Đại sứ quán Vương quốc Campuchia Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia chúc Tết Đại sứ quán Vương quốc Campuchia
Lưu học sinh Lào tại trường Hữu Nghị 80 tưng bừng đón tết Bunpimay Lưu học sinh Lào tại trường Hữu Nghị 80 tưng bừng đón tết Bunpimay

Minh Thái (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhan-dan-lao-campuchia-thai-lan-myanmar-tung-bung-don-tet-te-nuoc-184676.html

In bài viết