Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai

10:01 | 11/04/2023

Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào người Mông tại bản Lao Chải thị xã Sapa tỉnh Lào Cai.
Gìn giữ nét đẹp văn hóa ở Khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Gìn giữ nét đẹp văn hóa ở Khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
Người Việt ở nước ngoài cùng nhau gìn giữ tiếng nói, chữ viết quê hương Người Việt ở nước ngoài cùng nhau gìn giữ tiếng nói, chữ viết quê hương
Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải ở Lào Cai
Những họa tiết được vẽ bằng sáp ong trên váy áo không chỉ thể hiện sự tinh tế, khéo léo, kiên trì của người phụ nữ mà còn là biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian trong vũ trụ quan cổ đại của dân tộc Mông (Ảnh: Báo Lào Cai).

Để làm ra một bộ váy áo từ vải lanh, phụ nữ dân tộc Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp, cần sự khéo léo, kiên trì và thời gian. Tuy nhiên, công đoạn có yếu tố quyết định đến giá trị về thẩm mỹ cũng như vật chất chính là tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong.

Nguyên liệu là sáp ong có màu vàng và màu đen (đã lấy hết mật) rồi nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm nhạt màu sắc. Trước khi vẽ cần chuẩn bị chậu than củi đun sáp ong hoặc cũng có thể đặt trực tiếp lên bếp lửa. Với phụ nữ nơi đây thì thường sử dụng chiếc bát sành miết mặt vải thật nhẵn, dùng bút vẽ được thiết kế bởi một thanh tre và 2 lá đồng có khe ở giữa để vẽ.

Đặc biệt, khi vẽ hoa văn (hình tam giác, hình trôn ốc, đồng tiền, chữ thập…), người phụ nữ phải ngồi ở bếp lửa, chấm bút vào bát sáp ong nóng đặt trên than hồng. Vẽ đến đâu, quấn vải đến đó. Tỷ mỷ, kỳ công và đòi hỏi sự sáng tạo nên để hoàn chỉnh một dải vải làm thân váy, người phụ nữ phải mất cả tuần, cả tháng, thậm chí vài tháng. Sau khi vẽ xong toàn bộ trang phục, tấm vải được mang đi luộc, nhuộm chàm và phơi nắng mới hoàn chỉnh. Lâu và kỳ công là vậy nhưng mỗi phụ nữ đồng bào dân tộc Mông ở Pha Mu vẫn luôn gìn giữ bằng nhiều cách.

Hoa văn trên vải của người Mông là những trang ký sử, những câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên vùng sơn cước đầy sống động.

Trang phục của những người nghệ nhân Mông làm ra, có những nét không đều tay nhưng điều đó lại đem đến cái lạ, cái riêng hay cái đẹp của việc không hoàn hảo.

Sau khi vẽ xong toàn bộ hoa văn bằng sáp ong lên áo, váy, họ lại mang đi luộc, phải đun sôi lửa và đều tay lớp sáp mới bong hết và để lại hoa văn đẹp trên lớp vải. Luộc rồi chưa phải đã xong, tiếp tục lấy chàm về nhuộm, phơi vài lần nắng mới được chiếc váy lanh hoàn chỉnh.

Những bộ trang phục độc đáo của người Mông được thực hiện theo cách thức thủ công truyền thống cần được phát huy, gìn giữ, bảo tồn trước nguy cơ mai một theo thời gian.

Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường
Giữ gìn điệu múa sư tử mèo xứ Lạng Giữ gìn điệu múa sư tử mèo xứ Lạng

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gin-giu-nghe-ve-sap-ong-tren-vai-lanh-o-lao-cai-184511.html

In bài viết